Thứ trưởng Bộ thương mại nước này cho biết,ựkiếncấmbánhàngtrênmạngxãhộidovấnnạnphágiáhoànhhoàkeonhacai5 việc những người bán hàng trên sàn thương mại điện tử thường sử dụng phương pháp định giá phá giá (predatory-pricing) - một thuật ngữ chỉ việc đặt giá ở mức rất thấp nhằm loại bỏ sự cạnh tranh, đang đe doạ đến thị trường trực tiếp của nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á.
“Mạng xã hội và thương mại điện tử không thể coi là một”, Jerry Sambuaga, Thứ trưởng Bộ thương mại Indonesia nói trước quốc hội. Ông cũng ví dụ về việc người bán sử dụng tính năng “live” trên nền tảng TikTok để bán hàng.
“Các quy định thương mại sửa đổi sẽ cấm những hoạt động trên một cách dứt khoát và rõ ràng”, ông Sambuaga nói.
Đáp lại, TikTok cho biết việc tách phương tiện truyền thông xã hội và thương mại điện tử thành các nền tảng khác nhau, sẽ cản trở sự đổi mới và công ty hi vọng chính phủ sẽ tạo ra “một sân chơi bình đẳng” với tất cả mọi người.
“Quy định mới cũng sẽ gây bất lợi cho các thương nhân và người tiêu dùng tại Indonesia”, đại diện TikTok tại quốc gia Đông Nam Á cho hay.
Hiện TikTok có khoảng 2 triệu người bán ở Indonesia, trước đó nói rằng công ty khong có kế hoạch triển khai hoạt động kinh doanh xuyên biên giới tại đây, sau khi các quan chức bày tỏ lo ngại về hoạt động thương mại điện tử của công ty có thể khiến hàng hoá Trung Quốc tràn ngập quốc đảo này.
Nền tảng chia sẻ video của ByteDance cho biết ứng dụng của họ có 325 triệu người dùng hoạt động hằng tháng tại Đông Nam Á, trong đó 125 triệu người dùng ở Indonesia. Công ty này cũng chia sẻ rằng có hơn 2 triệu doanh nghiệp nhỏ tại đây, đang hoạt động trên TikTok Shop.
Theo dữ liệu từ công ty tư vấn Momentum Works, Indonesia với số dân hơn 270 triệu, tạo ra gần 52 tỷ USD giao dịch thương mại điện tử vào năm 2022, trong đó 5% là trên TikTok, chủ yếu qua các livestream.
Báo cáo ngành năm 2022 của Google, Temasek và Bain&Company ước tính quy mô thương mại điện tử của Indonesia sẽ tăng lên 95 tỷ USD trong hai năm tới.
(Theo Nikkei Asia)