Gần đây,ôngchođổinguyệnvọngthivàolớpHàNộicólàmkhóhọkeo nha cai de một số phụ huynh chia sẻ thắc mắc về VietNamNetsau khi có sự so sánh về cách tổ chức, thông tin tuyển sinh vào lớp 10 của Hà Nội với TP.HCM.
Các phụ huynh cho hay, theo thông lệ của các mùa tuyển sinh, sau khi Sở GD-ĐT TP.HCM công bố chỉ tiêu vào lớp 10, học sinh lớp 9 sẽ được đăng ký 3 nguyện vọng (NV) theo thứ tự ưu tiên 1, 2, 3 vào lớp 10 các trường công lập.
Sau đó, Sở GD-ĐT tổng hợp NV 1 của học sinh và công bố số lượng đăng ký NV 1 vào các trường THPT. Điều đáng chú ý là sau khi công bố số lượng đăng ký vào mỗi trường, tỷ lệ chọi, các thí sinh TP.HCM sẽ có một khoảng thời gian để được điều chỉnh NV nếu có nhu cầu.
Việc này hơi khác so với cách tổ chức ở Hà Nội. Bởi sau khi Sở GD-ĐT Hà Nội công bố số thí sinh đăng ký vào các trường, thí sinh sẽ không còn được điều chỉnh NV. Thực tế, theo quy định, học sinh Hà Nội không được đăng ký thay đổi NV dự tuyển sau khi đã đăng ký.
Các phụ huynh Hà Nội bày tỏ băn khoăn tại sao Hà Nội không tính đến việc cho học sinh được phép đổi NV sau khi công bố số lượng đăng ký, tỷ lệ chọi vào các trường - để giảm bớt áp lực, căng thẳng cho các em.
Về vấn đề này, trao đổi với VietNamNet, ông Phạm Quốc Toản, Trưởng phòng Quản lý thi và Kiểm định chất lượng (Sở GD-ĐT Hà Nội), cho hay với đặc thù của Hà Nội, tất cả các trường THPT công lập đều tuyển sinh theo phương thức "thi tuyển" nhằm đảm bảo tính công bằng, khách quan trong công tác tuyển sinh.
Để đảm bảo quyền lợi của học sinh, đồng thời giúp công tác tổ chức tuyển sinh được khoa học, phù hợp với đặc thù của Thủ đô, nhiều năm nay Hà Nội đã chia các trường THPT trên địa bàn thành 12 khu vực tuyển sinh.
Đồng thời với việc phân chia các khu vực tuyển sinh, Hà Nội cũng cho phép mỗi học sinh được đăng ký tối đa 3 nguyện vọng vào các trường THPT công lập không chuyên (sắp xếp theo thứ tự NV1, NV2, NV3), trong đó nguyện vọng cuối cùng có thể nằm ngoài khu vực tuyển sinh theo quy định.
“Các phương án tổ chức cho học sinh đăng ký dự tuyển sinh như trên đã được triển khai ổn định nhiều năm qua, phù hợp với đặc thù địa bàn của Thủ đô, tạo điều kiện tốt nhất và tạo tâm lý ổn định cho học sinh, đã được học sinh và người dân đồng thuận”, ông Toản nói.
Theo ông Toản, để tạo điều kiện cho học sinh, nhằm giúp các em ổn định tâm lý, tập trung hiệu quả nhất cho công tác học tập, ôn tập sau khi đăng ký dự tuyển, Hà Nội cũng đã bố trí một khoảng thời gian dài (gần 1 tháng) cho học sinh nghiên cứu, lựa chọn và đăng ký nguyện vọng (từ ngày 31/3 đến 24/4/2023).
“Hà Nội cũng cho phép học sinh được thay đổi khu vực tuyển sinh để đăng ký nguyện vọng cho phù hợp với năng lực, điều kiện và khả năng của bản thân và gia đình. Đồng thời cho phép ngoài việc lựa chọn nguyện vọng vào các trường THPT công lập không chuyên, học sinh được quyền đăng ký dự thi vào các trường THPT chuyên (2 nguyện vọng vào 2 trường chuyên hoặc trường có lớp chuyên) hoặc trường THPT tư thục hoặc trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên hoặc đi học nghề”, ông Toản nói.
“Sở GD-ĐT Hà Nội đề nghị phụ huynh nắm bắt rõ năng lực của con em mình để lựa chọn nguyện vọng đăng ký dự tuyển hợp lý. Đồng thời động viên con em tập trung học và ôn tập, chuẩn bị tâm lý, kiến thức, kỹ năng vững vàng và sức khỏe tốt để tham gia và đạt kết quả cao trong kỳ thi”.
Theo quy định của Sở GD-ĐT Hà Nội, việc đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào lớp 10 THPT công lập không chuyên như sau: + Mỗi học sinh được đăng ký tối đa 3 NV dự tuyển vào ba trường THPT công lập xếp theo thứ tự NV1, NV2 và NV3, trong đó NV1 và NV2 phải thuộc cùng một khu vực tuyển sinh (KVTS) theo quy định, NV3 có thể thuộc KVTS bất kỳ. Học sinh không được thay đổi NV dự tuyển sau khi đã đăng ký. + Nếu học sinh chỉ đăng ký 2 NV vào hai trường THPT công lập, phải đăng ký NV1 thuộc KVTS theo quy định, NV2 thuộc KVTS bất kỳ. + Nếu học sinh chỉ đăng ký duy nhất 1 NV vào một trường THPT công lập, có thể đăng ký vào trường THPT thuộc KVTS bất kỳ. Một số trường hợp đặc biệt: + Học sinh đăng kí dự tuyển vào lớp 10 không chuyên tại trường THPT: THPT Chu Văn An (tiếng Anh), THPT Sơn Tây; THPT Việt Đức (lớp tiếng Đức ngoại ngữ 2, hệ 7 năm), Phổ thông dân tộc nội trú: NV1 thuộc các trường hợp trên, NV2 (nếu có) phải thuộc KVTS theo quy định, NV3 (nếu có) thuộc KVTS bất kỳ. + Học sinh đăng kí dự tuyển học lớp tiếng Nhật (ngoại ngữ 1): được đăng ký dự tuyển NV1 và NV2 vào hai trong ba trường THPT (Chu Văn An, Kim Liên, Việt Đức), NV3 (nếu có) thuộc KVTS bất kỳ. Nguyên tắc xét tuyển đối với các trường THPT công lập như sau: - Học sinh trúng tuyển NV1 sẽ không được xét tuyển NV2, NV3. - Học sinh không trúng tuyển NV1 được xét tuyển NV2 nhưng phải có điểm xét tuyển (ĐXT) cao hơn điểm chuẩn trúng tuyển NV1 của trường ít nhất 1 điểm. - Học sinh không trúng tuyển NV1 và NV2 được xét tuyển NV3 nhưng phải có ĐXT cao hơn điểm chuẩn trúng tuyển NV1 của trường ít nhất 2 điểm. - Khi hạ điểm chuẩn, các trường THPT công lập được phép nhận học sinh có NV2, NV3 đủ điều kiện trúng tuyển. |
(责任编辑:Cúp C2)