Những thay đổi về dân số - với sự gia tăng nhanh chóng của tỷ lệ người cao tuổi,ảiquyếtnhữngtháchthứccủagiàhóadânsốkq u 23 châu á là một trong những vấn đề trọng tâm được APEC 2017 đề cập và thảo luận chuyên sâu.
Bên cạnh ý kiến của các đại biểu là các nghị sỹ, quan chức chính phủ, chuyên gia, nhà nghiên cứu… đến từ các nền kinh tế thành viên APEC và các tổ chức quốc tế, với vai trò là nhà tài trợ Bạch Kim cho APEC CEO Summit 2017 đồng thời là công ty toàn cầu về chăm sóc sức khỏe, Abbott cũng đã thể hiện những cam kết đồng hành cùng Việt Nam trên hành trình giải quyết những thách thức của vấn đề già hóa dân số này.
Cần sáng kiến xây dựng cộng đồng người cao tuổi khỏe mạnh
Theo thông tin từ Tổng cục Dân Số - Kế Hoạch Hóa Gia Đình (Bộ Y tế), Việt Nam có khoảng 10,1 triệu người cao tuổi, trong đó người từ 80 tuổi trở lên đã có 2 triệu người. Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số từ năm 2011 và là một trong những nước có tốc độ già hóa dân số thuộc hàng nhanh nhất thế giới.
Không chỉ Việt Nam, nhiều quốc gia khác cũng đang đối mặt với thách thức này. Cụ thể, dân số các nền kinh tế thành viên APEC chiếm 40,5% dân số thế giới, nhưng số người cao tuổi chiếm tới gần 50% số người cao tuổi trên thế giới và hầu hết các quốc gia thành viên APEC đều đối mặt với sự thách thức đến từ vấn đề già hoá dân số.
Dự báo, với tốc độ già hóa dân số hiện tại, đến năm 2030, tỷ trọng người cao tuổi Việt Nam sẽ chiếm 18% và đến năm 2050 là 26%. Việc già hóa dân số không phải là gánh nặng của nền kinh tế nhưng nếu không được chuẩn bị chu đáo và có những sáng kiến hiệu quả thì sẽ tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội, như: tăng trưởng kinh tế, đầu tư, tích lũy, lao động, chăm sóc y tế, an sinh xã hội, thiết kế hạ tầng…
Chẳng hạn như ở nước ta hiện nay, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam được nâng lên mức cao (73,4 tuổi) nhưng tuổi thọ khỏe mạnh lại thấp. Mỗi người Việt Nam trung bình có đến 15,3 năm sống với bệnh tật trong cuộc đời mình. Người cao tuổi Việt Nam cũng đối diện với gánh nặng bệnh tật kép, mắc nhiều bệnh một lúc, đặc biệt là các bệnh mạn tính (tiểu đường, huyết áp…), các nguy cơ từ thiếu hụt dinh dưỡng do nhu cầu dinh dưỡng thay đổi nhưng sản phẩm và dịch vụ chăm sóc sức khoẻ phù hợp vẫn chưa đủ đáp ứng.
Việt Nam với tư cách là nước chủ nhà của APEC đã xem việc “thúc đẩy già hóa khỏe mạnh”, “hướng tới một châu Á - Thái Bình Dương khỏe mạnh” là một ưu tiên của APEC. Những nhu cầu về chính sách hỗ trợ y tế và dinh dưỡng cho người lớn tuổi vì thế cũng trở thành một trong những vấn đề mang tính quốc tế và là mối quan tâm của các nhà lãnh đạo, nhà nghiên cứu, các doanh nghiệp khu vực cũng như của thế giới.
Abbott - DN tiên phong hỗ trợ già hóa khỏe mạnh
Có sức khoẻ tốt, sống trọn vẹn để khám phá hết tiềm năng của mình là ước mơ của tất cả mọi người, và 48% người Việt Nam xem sức khoẻ tốt là ước vọng lớn nhất. Tích cực hỗ trợ các ưu tiên của Việt Nam trong APEC, trong đó có vấn đề “già hóa năng động và khỏe mạnh”, Abbott được đánh giá là một trong những đơn vị đã có các sáng kiến và đóng góp hiệu quả, gắn liền với mục tiêu chung của Bộ Y tế.
Ba hướng tiếp cận của Abbott trước vấn đề “già hóa năng động và khỏe mạnh” tập trung vào: Giúp định hướng hệ thống y tế phù hợp với nhu cầu của người lớntuổi; Tạo môi trường thân thiện với người lớn tuổi; Nâng cao các phương pháp, giám sát và tăng cường hiểu biết về người lớn tuổi.
Tại Việt Nam, trong nhiều năm qua, Abbott được biết đến như một trong những doanh nghiệp tiên phong, đặc biệt quan tâm đến sức khỏe người lớn tuổi và giúp mọi người (trong đó có người lớn tuổi) có được một cuộc sống trọn vẹn nhờ sức khỏe tốt. Là công ty chăm sóc sức khỏe dẫn đầu trên toàn cầu về dinh dưỡng cho người lớn, Abbott đã thực hiện các hoạt động ứng dụng những nghiên cứu khoa học vào việc cải thiện dinh dưỡng và sức khoẻ cho người lớn tuổi. Nhiều sản phẩm dinh dưỡng ra đời từ các nghiên cứu khoa họcnhư Ensure Gold, Glucerna đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho người sau tuổi 50 hoặc giai đoạn hồi phục, hoặc có nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt... đã trở nên quen thuộc với hầu hết các gia đình Việt Nam.
Thêm vào đó, Abbott cũng đã hợp tác với Bộ Y tế Việt Nam thực hiện các chương trình nổi bật như: Dự án Viện Khoa học dinh dưỡng trực thuộc Quỹ Abbott (AFINS), dự án “Cải thiện chất lượng dinh dưỡng lâm sàng trong các bệnh viện tại Việt Nam” (VN QIP), hay hoạt động kiểm tra sức khỏe miễn phí dành cho người lớn tuổi…
Hiện đã có 7 bệnh viện chủ chốt trên cả nước thực hiện chương trình cải thiện chất lượng dinh dưỡng lâm sàng (QIP), đem lại lợi ích lớn cho người bệnh, đặc biệt một tỷ lệ lớn trong đó chính là người lớn tuổi sẽ được hưởng lợi từ dự án này.
Một số chương trình có ý nghĩa lớn với cộng đồng, như chiến dịch truyền cảm hứng để người sau tuổi 50 xây dựng sức khỏe tốt để theo đuổi những ước mơ dang dở và sống trọn vẹn hơn đã lan tỏa đến hàng triệu người trong năm 2016-2017.
Mộc Hà
(责任编辑:Cúp C2)