Độc lập về văn hóa, yếu tố quan trọng để bảo vệ Tổ quốc_kết quả giải vô địch quốc gia tây ban nha
- Xin Giáo sư phác họa nét đặc trưng trong mốigiao lưu văn hóa giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc (TQ)?
- Nét chính của mối giao lưu vănhóa giữa Việt Nam và TQ đó là sự tương tác về văn hóa, một quan hệ hai chiều giữahai dân tộc Việt và Hoa. Đã từng có một định kiến, một cách hiểu sai về mốiquan hệ giữa văn hóa Việt Nam và Trung Hoa, định kiến đó cho rằng đây là quan hệmột chiều, từ Bắc xuống Nam, rằng văn hóa Việt Nam chỉ là một bản sao của vănhóa Trung Hoa. Điều đó không đúng, đây là một quá trình giao lưu qua lại giữahai nền văn hóa Việt và Hoa (sau gọi là Hán) hàng ngàn năm.
Dân tộc Việt là một bộ phận của cộngđồng Bách Việt, vào thời xa xưa vốn cư trú trên một vùng rộng lớn ở phía Namdãy Tần Lĩnh - Hoài Hà, là một bộ phận của Đông Nam Á cổ đại, sinh sống bằngnghề trồng lúa nước. Trong khi tổ tiên người Hán thì vốn là dân du mục rồi chuyểnsang trồng kê mạch. Trước thời Tần - Hán, quan hệ giao lưu văn hóa chủ yếu làtheo chiều ảnh hưởng từ phía Nam lên phía Bắc. Bởi văn hóa là kết quả của sựtích tụ, ngưng đọng nên quy luật là dân tộc nào làm nông nghiệp, mà nông nghiệpcàng ổn định bao nhiêu thì vốn văn hóa càng lớn bấy nhiêu. Các dân tộc trồnglúa nước ở phía Nam chính là những người đã tạo nên được một nền văn hóa phongphú như thế. Bởi vậy mà người Hoa đã tiếp thu được từ văn hóa của cộng đồngBách Việt rất nhiều, từ những thành tựu văn hóa vật chất như nghề trồng lúanước và văn hóa lúa gạo, lối ăn bằng đũa, nghề trồng dâu nuôi tằm; ngôi nhà máicong… cho đến những thành tựu văn hóa tinh thần như lối sống trọng tình, hìnhtượng con rồng, rồi các nhân vật thần thoại như Thần Nông, Bàn Cổ, Nữ Oa, NgưuLang - Chức Nữ...
Lễ hội văn hóa Làng Sen - quê Bác
Chính quyền TQ thường tuyên truyền cho dân chúng của mình rằng Việt Nam hiếu chiến, Việt Nam hung hăng, Việt Nam xâm phạm chủ quyền quốc gia của họ, vì vậy mà phải dạy cho Việt Nam một bài học. Dưới góc nhìn văn hóa thì điều này thật nực cười! Lâu nay chúng ta hay dùng từ “phương Đông” để chỉ cả một khu vực rất lớn từ Nam Á qua Đông Nam Á đến Đông Bắc Á, nên sinh ra rối. Văn hóa các khu vực này có nhiều điểm rất khác nhau. Việt Nam nằm ở trong khu vực Đông Nam Álà vùng sống bằng nghề nông nghiệp lúa nước, thuộc kiểu văn hóa “âm tính”, như người phụ nữ thích sống khép kín, chỉ muốn hòa bình và yên ổn. Thêm vào đó, Việt Nam lại là nước nhỏ thì làm sao mà dám hung hăng? Suốt lịch sử, chúng ta luôn dùng thế mạnh của văn hóa và trí tuệđể tự vệ, để làm sao tránh xung đột, để có thể sống yên bình.
Nhưng cũng chính vì âm tính, vì là nước nhỏ, nên mỗi khi bịđẩy đến đường cùng thì ông cha ta rất ý chí và bản lĩnh, luôn đặt độc lập và chủ quyền quốc gia lên trên hết, luôn khẳng định tinh thần Đại Việt - Đại Nam, khẳng định chân lý “bờ cõi nước Nam vua Nam ở”.
(Giáo sư Trần Ngọc Thêm)
Sau thời Tần - Hán, văn hóa TrungHoa đã tích hợp được vào cho mình văn hóa phương Nam và nhiều nền văn hóa xungquanh, nhờ đó mà mạnh lên và ảnh hưởng trở lại từ phương Bắc xuống phương Nam.Nhưng trong việc tiếp nhận ảnh hưởng phương Bắc đó, với bản chất linh hoạt sẵncó, chúng ta đã luôn luôn có sự sáng tạo mãnh liệt, để tạo nên một văn hóa hoàntoàn Việt Nam.
Tóm lại, mối quan hệ giữa hai nềnvăn hóa Việt Nam và Trung Hoa cần phải hiểu là mối quan hệ giao lưu, quan hệ cóđi có lại.
- Tư tưởng nước lớn, tư tưởngbành trướng của TQ thể hiện rất rõ trong lịch sử. Là người nghiên cứu văn hóa,xin ông cho biết suy nghĩ của mình?
- Lịch sử hình thành và phát triểncủa TQ có thể nói đó là lịch sử của “chủ nghĩa thiên hạ” - sản phẩm của tổ tiênngười Hán. Ngay đến một con người rất nhân văn như Khổng Tử, thì đồng thời cũnglà một người ôm mộng “bình thiên hạ”. “Chủ nghĩa thiên hạ” của TQ không phảicái gì khác mà chính là “chủ nghĩa đế quốc”, chủ nghĩa bành trướng. Chính TônTrung Sơn trong những bài giảng về “Chủ nghĩa Tam dân” đã nói điều này: “Xét vềmặt lịch sử, 400 triệu người Hán chúng ta từ con đường nào tới? Cũng là từ conđường chủ nghĩa đế quốc. Tổ tiên chúng ta trước đây thường dùng lực lượngchính trịđể xâm lược các dân tộc nhược tiểu”. Tần Thủy Hoàng đã dùng sức mạnhquân sự để thâu tóm thiên hạ về một mối, rồi dùng sức mạnh quân sự để ép dânchúng mọi nơi từ bỏ ngôn ngữ, văn hóa, phong tục vốn có của mình. Đến các triềuđại Hán - Tùy - Đường -Tống… đều không ngừng tiếp tục thực hiện giấc mộng bá chủthiên hạ ấy. Nói chung, các triều đại của TQ từ xưa đến nay luôn thống nhất vềmục tiêu, chỉ khác nhau ở cách làm.
- Vậy những hành xử của chính quyềnTQ hiện nay với các nước khu vực, trong đó có Việt Nam, có phải là sự phản ánhtư tưởng này không, thưa Giáo sư?
- Có chứ! Ngay từ năm 1945, khiquân Đồng minh thắng phát xít, Tưởng Giới Thạch đã lợi dụng cơ hội đó để đưa 20vạn quân Quốc Dân Đảng vào nước ta với danh nghĩa là giải giáp quân Nhật, nhưngthực chất là xâm lược nước ta. Mao Trạch Đông từng bộc lộ ý đồ “Nam tiến” khitiếp Tổng Bí thư Lê Duẩn mà không cần giấu giếm. Năm 1956, lợi dụng tình hìnhphức tạp giữa hai miền Nam - Bắc của Việt Nam sau Hiệp định Giơnevơ, TQ đã dùngvũ lực đánh chiếm nhóm đảo phía Đông của quần đảo Hoàng Sa. Năm 1974, khi quânđội Việt Nam Cộng hòa không còn khả năng quản lý, còn Việt Nam Dân chủ Cộng hòathì phải tập trung lo việc giải phóng đất nước, TQ lại đem quân đánh chiếm nốtcụm phía Tây của quần đảo này. Năm 1979, lúc chúng ta mới trải qua chiến tranh,Đặng Tiểu Bình đã phát động cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc tưởng có thể đèbẹp Việt Nam trong ít ngày. Năm 1988, khi Việt Nam đang trong thời điểm khókhăn về kinh tế, TQ lại đem quân chiếm đảo Gạc Ma và một số bãi đá cạn ở quần đảoTrường Sa. Nay là lúc họ đang mạnh lên rất nhanh chóng, lợi dụng lúc tình hìnhquốc tế phức tạp, họ đã tiếp tục thực hiện “chủ nghĩa bình thiên hạ” của chaông, hòng độc chiếm biển Đông.
- Vậy theo Giáo sư, Việt Nam cầnlàm gì để đấu tranh có hiệu quả trong vấn đề biển Đông hiện nay?
- Sức mạnh Việt Nam trong suốt lịchsử dựng và giữ nước luôn là sức mạnh tinh thần yêu nước của toàn dân tộc. Sự phảnứng mạnh mẽ của dân chúng đối với việc TQ hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương- 981 vừa rồi là một ví dụ. Sức mạnh đó cần được tôn trọng như nhà Trần từng mởHội nghị Diên Hồng. Sức mạnh đó cần được nuôi dưỡng và phát huy. Cùng với đó,chúng ta cần tranh thủ sự ủng hộ của các chính khách, giới nghiên cứu khoa họcvà nhân dân trên thế giới. Có lẽ phải, có chính nghĩa, chắc chắn ta sẽ nhận đượcsự ủng hộ của họ. Thêm nữa, cần tranh thủ sự ủng hộ của chính các học giả chânchính và nhân dân TQ một cách tối đa. Muốn làm được, chúng ta phải thẳng thắnvà công khai. Văn hóa “âm tính” bây giờ là đã không còn thích hợp, bởi hiện naylà thời đại toàn cầu hóa, minh bạch hóa, chúng ta không công khai thì sẽ trởnên rất yếu.
- Gần đây, truyền thông có nóinhiều đến chuyện “giải Hán, thoát Trung” trong nhiều mặt, trong đó có cả lĩnh vựcvăn hóa. Quan điểm của Giáo sư về vấn đề này như thế nào?
- Bản chất của vấn đề là làm saotránh sự lệ thuộc, có vậy mới bảo vệ được sự tự chủ về kinh tế và độc lập vềchính trị, cuối cùng là sự toàn vẹn về chủ quyền lãnh thổ. Riêng trong văn hóa,từ xưa đến nay, chúng ta luôn có một nền văn hóa độc lập, có tiếp xúc, giaolưu, học hỏi, tiếp nhận nhưng chưa bao giờ có sự lệ thuộc. Mọi thứ học hỏi, dunhập, nhờ tinh thần linh hoạt mà ta đã làm chúng biến đổi, trở thành một phầnmáu thịt của văn hóa Việt Nam. Chính sự độc lập và khác biệt về văn hóa đã đóngvai trò vô cùng quan trọng, cứu đất nước ta trước bất kỳ cuộc xâm lăng nào. Nếukhông có một bản lĩnh văn hóa vững vàng thì chúng ta đã hơn một lần mất nước từlâu. Do vậy tôi cho rằng việc đặt vấn đề “giải Hán, thoát Trung” về văn hóa làthừa.
(Theo Chinhphu.vn)
本文地址:http://vip.rgbet01.com/html/341f999011.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。