Chuyển đổi số hướng đến hình thành hệ sinh thái tài chính số_trận đấu đội tuyển bóng đá quốc gia nhật bản
Sở Tài chính hiện có cơ sở hạ tầng, trang thiết bị CNTT đủ đáp ứng để xử lý công việc trên môi trường điện tử. 100% cán bộ, công chức (CBCC) có máy tính, máy in và các thiết bị CNTT cần thiết khác để phục vụ công tác chuyên môn nghiệp vụ. 100% CBCC đã được đăng ký và cấp chứng thư số, chữ ký số chuyên dùng của Ban Cơ yếu Chính phủ để phục vụ cho việc triển khai ký số trong tất cả các công đoạn quản lý văn bản đi, đến và giải quyết hồ sơ công việc. 100% CBCC đã được cấp căn cước công dân gắn chip và đăng ký thành công mã định danh điện tử mức độ 2.
Toàn ngành đã tham gia vận hành, khai thác và sử dụng 9 ứng dụng phục vụ chỉ đạo điều hành của Bộ Tài chính, UBND tỉnh và Sở Tài chính triển khai như: Hệ thống quản lý văn bản đi đến và hồ sơ công việc TD Office; Hệ thống theo dõi nhiệm vụ; Phần mềm quản lý tài sản; Phần mềm quản lý hạ tầng giao thông đường bộ; Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS)... 100% CBCC tham gia vận hành, khai thác các ứng dụng xã hội số như VNeID, VssID, smartbanking, thanh toán điện tử, mua bán trực tuyến...
Hiện nay, Sở Tài chính đang triển khai thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp với tổng số 47 thủ tục hành chính (TTHC) thuộc phạm vi chức năng quản lý, thực hiện của sở.
Được phân công chỉ đạo, theo dõi, hỗ trợ các đơn vị: Cục Thuế Thanh Hóa, Bảo hiểm xã hội tỉnh Thanh Hóa, UBND huyện Mường Lát, UBND huyện Hậu Lộc, Ngân hàng Nhà nước về công tác triển khai, thực hiện CĐS, Sở Tài chính Thanh hóa đã tích cực phối hợp với các đơn vị để đẩy nhanh tiến trình CĐS và thu được những kết quả tích cực.
Ngành bảo hiểm xã hội, ngành ngân hàng đã tích cực và chủ động thực hiện CĐS, xây dựng hệ thống phần mềm nghiệp vụ, cơ sở dữ liệu (CSDL) chuyên ngành... góp phần tích cực trong thực hiện nhiệm vụ CĐS của ngành.
Ngành hải quan cũng triển khai hiệu quả các hệ thống ứng dụng phục vụ đắc lực cho người dân và doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.
Kho bạc Nhà nước tiếp tục cung cấp dịch vụ công trực tuyến đạt 100% số đơn vị (trừ khối an ninh quốc phòng); cung cấp thông tin tình trạng xử lý hồ sơ dịch vụ công trực tuyến và biến động số dư tài khoản qua thiết bị điện thoại thông minh.
Đồng thời, Kho bạc Nhà nước thực hiện liên thông giữa hệ thống kế toán hành chính sự nghiệp sử dụng tại các đơn vị sử dụng ngân sách với hệ thống dịch vụ công trực tuyến của kho bạc...
Các đơn vị cũng đã thực hiện tốt các hoạt động nhằm duy trì, đảm bảo an toàn thông tin mạng, không để xảy ra sự cố mất an toàn thông tin. Tích cực triển khai các nhiệm vụ, thực hiện CĐS mạnh mẽ trong các lĩnh vực, các đơn vị đã đạt nhiều kết quả tích cực, mang lại nhiều tiện ích, góp phần rút ngắn thời gian làm thủ tục thuế, hải quan, kho bạc, giảm thiểu giấy tờ, thời gian và chi phí cho doanh nghiệp, người dân.
Xác định CĐS là khâu đột phá quan trọng để hiện đại hóa ngành tài chính, mọi hoạt động quản lý nhà nước về tài chính đã và đang được chuyển đổi mạnh mẽ sang môi trường số. Ngành tài chính Thanh Hóa đang nỗ lực xây dựng “cơ quan số” với phương châm “4 không, 1 có”: Làm việc không giấy tờ, hội họp không tập trung; dịch vụ công không gặp mặt; thanh toán không dùng tiền mặt và có số hóa thông tin, dữ liệu.
Tiến hành CĐS thông qua việc sử dụng nguồn lực, hệ thống kỹ thuật sẵn có để số hóa toàn bộ tài sản thông tin của sở, tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ, cơ cấu tổ chức và chuyển đổi các đầu mối công việc từ môi trường truyền thống sang môi trường số. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến về chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
Tăng cường công tác tuyên truyền về sử dụng dịch vụ công trực tuyến và bưu chính công ích để CBCC biết và sử dụng. Triển khai thực hiện tuyên truyền về giải quyết TTHC trên môi trường điện tử nhằm giới thiệu các lợi ích khi sử dụng dịch vụ công của sở...
Để đạt được mục tiêu đề ra, Sở Tài chính Thanh Hóa đang xây dựng quy trình nội bộ giải quyết TTHC trình UBND tỉnh ban hành, cập nhật các quy trình điện tử trên hệ thống một cửa điện tử của tỉnh. Số hóa, cập nhật kịp thời, xây dựng hệ thống CSDL thuộc nhiệm vụ, phạm vi quản lý, thông tin các lĩnh vực hoạt động, các văn bản pháp luật, chính sách thuộc lĩnh vực quản lý; thông tin, CSDL trên hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh, của Bộ Tài chính và của Chính phủ.
Tiếp tục đầu tư, nâng cấp, hoàn thiện trang thiết bị hệ thống họp trực tuyến, hệ thống mạng LAN, máy tính, máy in, máy quét, thiết bị số hóa... đáp ứng yêu cầu CĐS tại Sở Tài chính và đơn vị trực thuộc. Tổ chức số hóa dữ liệu quản lý chuyên ngành tại cơ quan, đảm bảo hoàn thiện hệ thống thông tin chuyên ngành trên nền tảng số hóa và vận hành bởi quy trình số. Tạo lập dữ liệu thống kê phục vụ quản lý số liệu chuyên ngành, tổng hợp số liệu chỉ tiêu kinh tế xã hội toàn tỉnh.
Xây dựng, phát triển CSDL các ngành tài chính đáp ứng theo tiêu chuẩn kỹ thuật, phù hợp kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Thanh Hóa và bảo đảm kết nối, chia sẻ, tích hợp với CSDL của bộ, ngành. Đầu tư trang thiết bị, phương tiện khoa học - kỹ thuật để bảo đảm an toàn, an ninh mạng, bảo vệ dữ liệu cá nhân trong CĐS, góp phần thúc đẩy hoạt động trên môi trường số...
TheoLinh Hương (Báo Thanh Hoá)
本文地址:http://vip.rgbet01.com/html/341d998773.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。