当前位置:首页 > World Cup

Thứ trưởng Nguyễn Văn Thành: Smart city phải đảm bảo an toàn hệ thống mạng_ket qua giao huu quoc te

Cần bộ chỉ số để đo lường,ứtrưởngNguyễnVănThànhSmartcityphảiđảmbảoantoànhệthốngmạket qua giao huu quoc te đánh giá

Theo Thứ trưởng Nguyễn Văn Thành, đô thị, trong lịch sử xã hội, đã trải qua nhiều giai đoạn với các đặc trưng như: thành phố công nghiệp, thành phố sinh thái - đa dạng sinh học, thành phố sinh thái - thành phố kinh tế (Eco2), thành phố vườn, thành phố phát triển bền vững dựa trên 3 trụ cột là kinh tế, xã hội, môi trường sinh thái, thành phố đáng sống, thành phố có khả năng phục hồi, đô thị điều khiển học - đô thị số). Trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã hình thành cơ sở cho hướng phát triển các thành phố thông minh. Với điều kiện hiện nay của Việt Nam, chúng ta phải bắt đầu từ việc hiểu khái niệm, nội hàm, nội dung của smart city để thống nhất nhận thức và có bước đi đúng, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên. Nội hàm smart city gồm: Công dân thông minh, căn hộ thông minh, cộng đồng thông minh, dịch vụ công cộng thông minh, kiểm soát an ninh công cộng thông minh, chăm sóc y tế thông minh, kinh tế chia sẻ thông minh... Do đó, cần có bộ chỉ số để đo lường, đánh giá và so sánh các smart city trên phạm vi toàn cầu.

Thứ trưởng Nguyễn Văn Thành cũng cho rằng, việc xây dựng khung tiêu chuẩn quốc gia cho smart city là rất cần thiết. Tuy nhiên, trong thế giới phẳng và hội nhập toàn cầu, khung tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam cần tương thích với hệ thống quản lý ISO về các thành phố toàn cầu. Trong điều kiện thực tế Việt Nam cũng như xu hướng chung trước cách mạng công nghiệp 4.0, việc đảm bảo các chỉ số an ninh - an sinh - an toàn đang được đặt lên hàng đầu với rất nhiều thách thức mới, trong đó tác động của an ninh phi truyền thống. Tại các diễn đàn quốc tế lớn của Liên Hợp Quốc (UN) tại New York; Hội đồng thế giới về dữ liệu các thành phố - WCCD (ở Dubai), tại các hội thảo bên lề của APEC (ở TPHCM), CEO Summit (ở Hà Nội)…, các nhà khoa học, nhà quản lý các thành phố đều thống nhất nhận định này.

Về mặt khoa học, việc xây dựng bất cứ mô hình nào cũng cần được trải nghiệm trên thực tiễn, qua đó đánh giá, rút kinh nghiệm. Đặc biệt, thành phố là một xã hội, một phương thức phát triển của xã hội loài người, bao hàm rất nhiều mối quan hệ, các nhóm đối tượng với trình độ nhận thức, quan niệm, niềm tin, tôn giáo khác nhau, quy mô dân số và diện tích khác nhau, điều kiện tự nhiên khác nhau. Bên cạnh đó, quyết tâm của lãnh đạo thành phố trong việc xây dựng smart city cũng rất quan trọng. Do vậy, các địa phương khác nhau, các quốc gia khác nhau cũng cần có mô hình thực tế phù hợp.

Hải Phòng đã được lựa chọn là một thành phố áp dụng thí điểm một số mô hình phát triển thành phố như: Thành phố sinh thái - thành phố kinh tế (Eco2-city), thành phố phát triển bền vững quản lý bằng phương pháp tư duy hệ thống, mô hình phòng thí nghiệm học tập cho phát triển bền vững và đa dạng sinh học... và đã được WCCD cấp chứng chỉ ISO 37120 về quản lý thành phố theo tiêu chuẩn quốc tế.

分享到: