Chị Ngô Thị Tuyết Thanh (quê ở Tp. Hạ Long,ẹViệtkểvềgiáodụcNhậtBảkèo bóng đá cúp c1 Quang Ninh) hiện có hai con đang học tập tại Trường Tiểu học Nishi - một ngôi trường tiểu học công lập ở thành phố Kaizuka, Osaka (Nhật Bản). Cô con gái lớn của chị vừa bước vào lớp 6. Cậu con trai út hiện đang học lớp 4. Với quãng thời gian hơn 3 năm định cư tại Nhật Bản, chị Thanh kể rằng, điều khiến chị hài lòng với giáo dục Nhật Bản là nhà trường luôn quan tâm đến việc trang bị kỹ năng sống cho học sinh, dạy trẻ biết tự lập, chú trọng rèn thể chất và biết cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ. Khuyến khích trẻ hoạt động giữa trời nắng chang chang Giờ học ở Nhật thường bắt đầu muộn hơn Việt Nam. Các con sẽ bắt đầu vào học lúc 8h30 đến 12h15. Giờ ra chơi cũng như thông thường, kéo dài 15 phút. Trường học rất khuyến khích trẻ chơi ở ngoài trời, kể cả trời nắng thay vì ngồi một chỗ. Khoảng 12h15, sau khi học xong tiết thứ 4, các con sẽ chuẩn bị ăn cơm. Lớp học được chia ra thành các nhóm nhỏ luân phiên nhau đi lấy thức ăn. Hơn chục người đi lấy cơm dưới bếp sẽ có mũ, khẩu trang và đồng phục riêng để chia cơm vào khay. Ngoài ra, mỗi học sinh cũng sẽ được phát thêm một chai sữa do chính phủ Nhật cấp miễn phí. Có một điều khá thú vị là học sinh Nhật không bao giờ lãng phí thức ăn. Khi cảm thấy lượng thức ăn trong khay quá nhiều, trẻ sẽ chủ động bớt lại và ăn hết phần ăn của mình. Trước khi ăn, trẻ sẽ phải học cách cảm ơn người chia cơm, lấy cơm và người nấu phần cơm cho mình. Hơn chục người đi lấy cơm dưới bếp sẽ có mũ, khẩu trang và đồng phục riêng để chia cơm và thức ăn vào các bát đặt trên khay. Trẻ ngồi ăn theo nhóm được chia từ đầu kỳ. Nhóm này sẽ cùng ăn, cùng học với nhau. 12h55, sau thời gian ăn trưa, học sinh sẽ có 15 phút vui chơi tự do. Ở Nhật, chỉ có những em nhỏ học mẫu giáo mới ngủ trưa. Còn lại, trẻ sau 5 tuổi sẽ ra ngoài xúc cát hoặc tham gia và các hoạt động thể thao. Các cô giáo hoàn toàn không can thiệp vào quá trình vui chơi của trẻ và luôn chơi cùng, hỗ trợ khi cần thiết. Nhà trường luôn khuyến khích học sinh hoạt động thể chất thay vì ngủ. Các bạn được chơi, nghịch bên ngoài, tham gia các hoạt động dù trời có nắng chang chang. Sau 15 phút vui chơi, toàn bộ học sinh sẽ vào dọn dẹp lớp học, quét, lau và sắp xếp lại bàn ghế. Buổi chiều trước khi bắt đầu tiết học thứ 5, học sinh sẽ có 15 phút hoạt động tập thể như học tiếng Anh, xem Tivi hay viết thư pháp. Đối với học sinh lớp 1 thời gian học sẽ ngắn hơn. Sau khi ăn trưa trẻ có thể về. Đối với trẻ lớp 2, thời gian học sẽ kéo dài thêm một tiết nữa. Đối với lớp 6, học sinh sẽ học đến 15h30, tức học thêm 2 tiết. Cuối ngày, bạn trực nhật của ngày hôm nay sẽ lên bốc thăm tên người trực nhật ngày mai. Đồng thời, học sinh này cũng sẽ ra chủ đề cho người trực nhật ngày mai đứng lên trình bày trước lớp. Chủ đề các con lựa chọn có thể là “Nói về bữa cơm ngày hôm qua”; “Gần đây có chuyện gì vui/ buồn?”. Ngày hôm sau, khi cô giáo bước vào lớp, học sinh sẽ đứng lên trình bày với các bạn về chủ đề của mình. Sau khi kết thúc bài chia sẻ, những học sinh khác có thể đặt câu hỏi cho những vấn đề còn thắc mắc. Học về dòng điện bằng hai chai nước Tại Nhật, mỗi năm sẽ có 3 học kỳ. Trong mỗi học kỳ sẽ có một ngày mở để phụ huynh tham quan lớp học hay quan sát giờ ăn uống của các con. Mình từng tham gia tiết học môn Vật lý của con với chủ đề “Điện song song và nối tiếp”. Thay vì vẽ hình lên bảng dạy chay và đưa cho học sinh lượng lý thuyết tương đối lớn, giáo trình của giáo viên tại đây rất sinh động. Thầy giáo sẽ dùng những dụng cụ minh họa từ những chất liệu đơn giản nhưng rất hấp dẫn. Đôi khi chỉ là hai chai nước tự chế để minh họa nhưng học trò rất dễ hiểu và dễ tưởng tượng. Không khí lớp học diễn ra thực sự thoải mái. Các con được tự do phát biểu. Dù ý kiến có sai hay đối nghịch với thầy cô nhưng cũng là điều hoàn toàn bình thường. Mình cảm giác thầy cô vui tính như bạn bè, ranh giới giữa cô và trò gần như bị xóa bỏ. Mỗi bài học với các con như một đề tài mở. Các con được tìm hiểu ở nhà, sau đó lên lớp đóng góp quan điểm và đưa ra những đánh giá của bản thân. Thầy sẽ là người khái quát lại và kết luận. Video: Giờ học vật lý lớp 4: Điện song song và nối tiếp Điều khiến mình ấn tượng và bọn trẻ thích thú là học sinh Nhật được học theo kiểu trực quan. Trẻ được khuyến khích học ở bên ngoài cuộc sống. Vì vậy, trong mỗi học kỳ sẽ có thời điểm học sinh được đi trải nghiệm thực tế tại các cơ sở theo nhóm (nhóm này đã được chia từ đầu kỳ và duy trì trong suốt cả kỳ). Bắt đầu từ năm học lớp 3, các con sẽ được đi thực tế, viết báo cáo và thuyết trình bài thu hoạch. Các con có thể đến tham quan một cơ sở chăm sóc người già, học cách chăm sóc và đẩy xe lăn thế nào. Có nhóm lại đi tham quan siêu thị, có nhóm vào trong chùa, nhóm lại tới các nhà máy, ủy ban nhân dân để tìm hiểu mô hình và cách thức hoạt động. Các con cũng có thể được đi đến Hiroshima, một nơi cách khá xa trường để tìm hiểu bảo tàng còn sót lại sau vụ ném bom nguyên tử. Nhà trường cũng khuyến khích phụ huynh cùng tham gia các hoạt động này. Nhờ vậy việc kết nối giữa nhà trường, phụ huynh và học sinh rất chặt chẽ. Học sinh sẽ được quan sát trực quan toàn bộ những hoạt động xung quanh mình cả về các lĩnh vực kinh doanh, xã hội, y tế. Các con cũng vô cùng thích thú khi quay trở về lớp, báo cáo những gì mình thu nhận được, cùng thảo luận và chia sẻ với các bạn. Không khí lớp học vì thế ồn ào, náo nhiệt thay vì ngồi im ắng. Do đó trẻ không có cảm giác sợ học hay áp lực về điểm số. Học sinh phải vẽ sơ đồ nhà trước khi nhập học Ở Nhật, học sinh sẽ phải tự đi bộ từ nhà đến trường. Việc phụ huynh đưa đón con đi học là điều không được khuyến khích. Trước khi nhập học, học sinh sẽ phải vẽ sơ đồ từ nhà đến trường và đi theo đúng trục đường ấy để giáo viên có thể kiểm soát được. Các thầy cô ở Nhật cũng vô cùng sát sao với học sinh. Mình nhớ có một đợt bão lớn, thầy cô phải chia nhau đứng ở các góc khuất trên đường học sinh đến trường. Chỉ đến khi học sinh xa nhất về đến nhà an toàn thầy cô mới rút về trường. Ngoài ra, khi trẻ đi học, ở những nơi ngã ba, ngã tư đều có các bác hưu trí đứng chờ sẵn phục vụ miễn phí. Tất cả các góc sang đường hay cổng trường có rất nhiều bác lớn tuổi tình nguyện đứng giúp đỡ khi trẻ cần. Trẻ được khuyến khích vui chơi ngoài sân nắng. Ở đất nước còn nhiều thiên tai, học sinh được rèn luyện nhiều kỹ năng mềm giúp các con dễ dàng thích ứng với cuộc sống. Các con có thể chạy bộ 2 cây số từ trường đến điểm tập kết an toàn, đeo balo trên vai, đội mũ, nắm tay các em nhỏ và chạy. Trẻ lớp 6 kèm các em lớp 1, lớp 5 kèm các em lớp 2, lớp 3 và lớp 4 sẽ đi cùng nhau. Học sinh cũng được dạy kỹ năng đi dọc đường gặp người lạ sẽ phải xử trí ra sao. Trẻ lớp 1, lớp 2 bao giờ cũng có một vật báo động đeo ở cổ, chỉ cần bấm vào sẽ phát ra tiếng kêu gây sự chú ý với những người xung quanh. Hồi mới sang Nhật mình chăm chút cho con rất nhiều. Nhưng dần con tự làm mọi thứ. Trẻ Nhật rất khỏe. Tất cả các con đều mặc quần soóc, áo ngắn vào mùa đông. Dù trời có lạnh đến mấy, thậm chí cả trong ngày tuyết rơi, trời lạnh vù vù trẻ vẫn ra xúc nghịch cát ở sân trường. Mùa hè nắng nóng các con vẫn ra hoạt động ngoài sân trường. Mục đích của việc học ở Nhật là trẻ phải tự tìm hiểu, tự nghiên cứu. Do vậy vai trò giúp đỡ của bố mẹ ở nhà rất ít. Thầy cô giáo tại Nhật thực sự rất tuyệt vời. Với trẻ quốc tế, thầy chủ nhiệm có thể mò mẫm trên internet để dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt làm flashcard cho con. Những tấm bìa ấy chủ yếu dịch những câu thể hiện nhu cầu, mong muốn của con như: “Con đau bụng”, “Con muốn đi vệ sinh”, “Con đau đầu”,… Những thứ còn lại, trẻ sẽ được học dần dần để bắt kịp với lớp. Ngoài ra khi nhập học, nhà trường cũng yêu cầu phụ huynh gửi một bản kê khai sở thích của con, nhược điểm của con, có bị dị ứng món ăn gì không? Nếu con dị ứng với một món ăn nào đó, trường sẽ có một chế độ ăn riêng. Những điều tuyệt vời mà nền giáo dục Nhật mang lại đã khiến học sinh trở nên vững vàng với những kiến thức và kỹ năng sống được trang bị ngay từ nhỏ. Thúy Nga (ghi) Trường Thực nghiệm hướng tới mô hình cung cấp dịch vụ giáo dục chất lượng cao-Những ngày cuối năm 2018 là dịp thầy trò Trường Tiểu học, THCS và THPT Thực nghiệm Khoa học Giáo dục “ôn cố tri tân” hành trình 40 năm. |