Khi trẻ ăn nhầm vật lạ dẫn đến nghẹn,áchchữanghẹkết quả sydney hóc không được cho uống nước mà phải tiến hành sơ cứu theo hướng dẫn. Đôi khi trẻ ăn uống không tập trung, dễ xảy ra tình trạng nghẹn, hóc. Không ít bà mẹ thiếu kinh nghiệm đều lựa chọn cho trẻ uống nước vì cảm thấy cách này giúp trẻ dễ chịu hơn. Tuy nhiên, đây thật ra là một thói quen sai lầm, có thể khiến nguy hiểm đến tính mạng trẻ. Có nên cho trẻ uống nước khi nghẹn, hóc thức ăn hay không còn phải dựa vào tình hình cụ thể. Nếu thức ăn vẫn kẹt ở thực quản và không nghiêm trọng có thể uống nước, nhưng nếu thức ăn đã trôi xuống khí quản, uống nước cũng không còn tác dụng gì. Ngoài ra, khi trẻ ăn bánh bao hay một số thức ăn có bột nở, nếu cho trẻ uống nước, phần bột sẽ càng nở ra và khó trôi xuống bụng, gây ra ngạt thở. Tương tự, nếu trẻ hóc hoa quả khô cũng không nên uống nước vì sẽ khiến tắc thanh môn và ảnh hưởng đến hô hấp. Vậy xử lý khi trẻ nghẹn, hóc ra sao cho khoa học? Dù biết khi trẻ nghẹn, hóc bố mẹ đều xót xa và đau đầu tìm cách giải quyết thật nhanh. Nhưng để đảm bảo an toàn cho trẻ, việc đầu tiên nên làm là không nên cho trẻ uống nước để tránh xảy ra chuyện ngoài ý muốn. Dưới đây là hai cách xử lý khi trẻ nghẹn, hóc. Cách thứ nhất: Dùng một tay ôm ngang trẻ sao cho mặt hướng xuống đất, tay còn lại đặt lên lưng, dùng lực vỗ từ từ và tăng dần nhịp độ mạnh hơn để đẩy dị vật mắc trong họng trẻ ra. Có thể dùng tay móc họng, nhưng cần chú ý vì không cẩn thận có thể khiến dị vật chui càng sâu vào trong bụng trẻ. Cách thứ hai: Nếu trẻ nuốt nhầm vật lạ, ho khan không ngừng, phụ huynh cứ để mặc trẻ ho. Nhưng nếu vật lạ đã rơi vào khí quản, khiến trẻ không thể ho nữa thì tình hình trở nên nghiêm trọng. Lúc này, phụ huynh cần lập tức sơ cứu như sau: Dùng tay vỗ nhẹ vào phần xương vai của trẻ khoảng 5 lần, sau đó vòng hai tay ôm lấy phần bụng của trẻ và đè khoảng 5 lần. Chú ý làm xen kẽ hai động tác này, đồng thời gọi cấp cứu luôn lúc đó. (Theo Emdep.vn) Tin liên quan: 10 quy tắc vàng nuôi dạy con trong thời hiện đại |