Biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 hiện chiếm gần như tất cả các ca Covid-19 trên toàn cầu. Cho đến nay,ẫnthốngtrịcácnhàkhoahọcthêmlongạivềbiếnthểnháti so monaco vắc xin có thể chống lại nguy cơ trở nặng và tử vong do Delta nhưng các nhà khoa học vẫn trong tình trạng cảnh giác.
Ảnh minh họa: Vaccination-info
Biến thể Delta vẫn thống trị
Biến thể Delta được phát hiện lần đầu tiên ở Ấn Độ vào tháng 12/2020, hiện là phiên bản đáng lo ngại nhất của virus SARS-CoV-2.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phân loại Delta là biến thể gây lo ngại - một hạng mục dành cho các biến thể có khả năng lây truyền nhanh hơn, gây ra bệnh nặng hơn hoặc làm giảm hiệu quả của vắc xin và phương pháp điều trị.
Theo nhà virus học Shane Crotty tại Viện Miễn dịch học La Jolla ở San Diego (Mỹ), "siêu năng lực" của Delta là khả năng truyền bệnh.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), Delta dễ lây hơn hai lần so với các biến thể SARS-CoV-2 trước đó. Các nghiên cứu cho thấy người nhiễm biến thể Delta có nguy cơ nhập viện cao hơn so với các chủng virus trước đây.
Delta cũng có thể gây ra các triệu chứng sớm hơn 2-3 ngày so với chủng virus SARS-CoV-2 ban đầu, khiến hệ miễn dịch có ít thời gian hơn để chống lại.
Những người nhiễm Delta có lượng virus trong mũi nhiều hơn 1.200 lần so với người nhiễm phiên bản gốc. Số lượng virus ở những người đã tiêm chủng bị nhiễm Delta ngang bằng với những người không được tiêm chủng, và cả hai đều có thể truyền virus cho người khác.
Tuy nhiên, ở những người được tiêm chủng, lượng virus giảm nhanh hơn, vì vậy thời gian lây lan ngắn hơn.
Theo WHO, Delta chiếm 99,5% tổng số trình tự gen được báo cáo cho cơ sở dữ liệu công khai và đã vượt trội các biến thể khác ở hầu hết các quốc gia.
Một ngoại lệ là Nam Mỹ, các biến thể khác như Gamma, Lambda và Mu vẫn đóng góp một tỷ lệ đáng kể trong số ca Covid-19.
Các biến thể con của Delta
Một "đứa cháu" đáng chú ý của Delta được biết đến với cái tên AY.4.2. Biến thể này tập trung phần lớn ở Anh, chiếm khoảng 10% các mẫu virus được giải trình tự.
AY.4.2 mang hai đột biến bổ sung trong protein gai mà virus sử dụng để xâm nhập vào tế bào. Các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu xem những đột biến tác động như thế nào (nếu có).
Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh đã xác định AY.4.2 là "biến thể đang được điều tra". Một phân tích sơ bộ ghi nhận hiệu quả của vắc xin với AY.4.2 không khác đáng kể so với Delta, nhưng có một số bằng chứng ghi nhận, biến thể này có thể dễ lây truyền hơn một chút.
Theo WHO, AY.4.2 đã lây lan sang ít nhất 42 quốc gia.
Các chuyên gia virus đang theo dõi chặt chẽ sự tiến hóa của Delta, tìm kiếm bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy Delta có các đột biến làm tăng khả năng lây truyền, xuyên thủng sự bảo vệ có được nhờ vắc xin và lây nhiễm tự nhiên.
Các loại vắc xin hiện tại ngăn ngừa bệnh nặng và tử vong nhưng không ngăn chặn sự lây nhiễm. Virus SARS-CoV-2 vẫn có khả năng nhân lên trong mũi, ngay cả ở những người đã được tiêm vắc xin.
Theo Tiến sĩ Gregory Poland, để đánh bại Covid-19 sẽ cần một thế hệ vắc xin mới có khả năng ngăn chặn sự lây truyền.
>>> Cập nhật tình hình Covid-19 mới nhất
An Yên(Theo Reuters)
Hai biến thể AY.25 và AY.27 dường như dễ lây lan hơn, xuất hiện ở hầu hết các tỉnh của Canada.