Tàu điện chạy trên ray dây: Giải pháp mới cho giao thông Việt Nam?_bang xh y
作者:Ngoại Hạng Anh 来源:Cúp C2 浏览: 【大中小】 发布时间:2025-01-10 13:30:41 评论数:
Công nghệ giao thông tương lai xuất hiện ở Việt Nam
Nhiều người đã biết đến Elon Musk - CEO của Tesla với dự án mang tên Hyperloop. Đây là một giải pháp giao thông của tương lai khi nó sẽ giúp vận chuyển người và hàng hóa bằng một đường ống chân không với tốc độ tương đương một chiếc máy bay.
Tuy nhiên,àuđiệnchạytrênraydâyGiảiphápmớichogiaothôngViệbang xh y Elon Musk không phải là người duy nhất có tham vọng muốn thay đổi cách tham gia giao thông của loài người. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Hyperloop là Skyway - một công ty có trụ sở đặt tại Belarus. Đứng đầu Skyway là Anatoli Yunitski - một nhà phát minh, tác giả của hơn 200 công trình khoa học và 150 phát minh sáng chế.
Ông Anatoli Yunitski - người đã phát minh ra công nghệ tàu chạy trên ray dây. Ảnh: Trọng Đạt |
Mới đây, Anatoli Yunitski đã xuất hiện tại Việt Nam để giới thiệu về công nghệ vận tải đường ray dây Unitski (Unitski Rail - String Transport - UST). Vị chuyên gia từng là thành viên hội hàng không vụ trũ Liên Xô này tin rằng công nghệ vận tải đường ray dây sẽ thay đổi cách mà con người di chuyển cũng như vận tải hàng hóa trong những năm tới.
Điểm khác biệt của vận tải đường ray dây nằm ở việc thay vì được đặt trên mặt đất, các đường ray sẽ được thiết kế đặc biệt để có thể treo trên không. Bám vào hệ thống đường ray này là các cabin chạy bằng bánh sắt.
Các cabin có thể được sử dụng để chở theo người hoặc hàng hóa. Công suất chở khách của các cabin dao động từ 2 - 28 người, tùy theo nhu cầu lắp đặt. Chúng cũng có thể nối lại với nhau để tạo thành một đoàn tàu treo có sức chở từ 84-168 người.
Mô hình các cabin hay những "toa tàu" chạy trên ray dây. Ảnh: Trọng Đạt |
Động cơ của các cabin này sử dụng nhiều loại nhiên liệu và năng lượng khác nhau. Nếu sử dụng điện, chúng có thể được tiếp điện qua 2 cách, bằng đường ray hoặc thông qua ắc quy gắn trên mỗi cabin.
Tùy theo nhu cầu, nhà sản xuất có thể cho các cabin nạp điện ngay tại nhà ga mỗi khi đón trả khách. SkyWay còn phát triển một mô hình giúp tạo ra điện trực tiếp trên các cabin bằng những máy phát điện chạy khí hydro.
Theo ông Anatoli Yunitski, ngay cả khi đường trơn, bánh xe vẫn đảm bảo được độ bám với đường ray thông qua hệ thống bánh phụ. Vì vậy, công nghệ vận tải đường ray dây Unitski có thể đưa các cabin di chuyển với độ dốc 45 độ, thậm chí là đi vuông góc theo phương thẳng đứng.
Vận tốc mà các cabin đạt được có thể lên tới 120-150km/h nếu chạy trong thành phố. Với loại cabin siêu tốc chở từ 4 - 24 người, tốc độ của nó có thể lên tới 500km/h. Năng suất vận chuyển 2 chiều của SkyWay đạt 720.000 hành khách/ngày.
Tàu điện trên ray dây liệu có khả thi tại Việt Nam?
Trao đổi với Pv. VietNamNet, ông Anatoli Yunitski cho rằng, ách tắc giao thông là một vấn đề lớn mà các thành phố đông dân cần phải giải quyết. Việc sử dụng hệ thống vận tải trên cao là một giải pháp cho điều này.
“Những phương tiện chạy trên không giúp tiết kiệm diện tích đất đai, giảm chi phí giải phóng mặt bằng, thân thiện môi trường, thời gian thi công nhanh và đặc biệt chi phí đầu tư rất thấp”, vị tổng công trình sư người Belarus nói.
Vị tổng công trình sư của SkyWay - ông Anatoli Yunitski chia sẻ về sự giống nhau giữa công nghệ tàu chạy trên ray dây với những chiếc cầu dây văng. Ảnh: Trọng Đạt |
Ông Anatoli Yunitski cho biết chi phí đầu tư cho mỗi km đường ray dây như vậy chỉ tiêu tốn khoảng từ 2-5 triệu USD. Số tiền này chỉ bằng 1/25 nếu so với tàu cao tốc chạy trên đệm từ (50 triệu USD/km). Nó cũng rẻ hơn Hyperloop của Tesla từ 10 - 15 lần, và rẻ hơn SkyTran của Israel từ 3-5 lần.
Theo ông, Anatoli Yunitski, công nghệ vận tải đường ray dây cũng giống như các loại hình vận tải đường bộ, đường sắt hay đường hàng không. Tuy nhiên, công nghệ này cho phép triển khai ở mọi điều kiện địa hình khác nhau, từ khu vực nhiều sông ngòi, đồi núi hay thậm chí là kết nối các công trình trên biển.
“Công nghệ này hiện đã triển khai tại Belarus. Mới đây, một thỏa thuận xây dựng 15km đường ray dây đã được SkyWay ký kết với Các tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE). SkyWay mới đây đã có đại diện ủy quyền tại Việt Nam. Việt Nam có thể cân nhắc các lợi ích kinh tế nếu có nhu cầu muốn thử nghiệm loại hình vận tải này”, ông Anatoli Yunitski nói.
Cách hoạt động của những "toa tàu" khi chạy trên đường ray dây.
Nhận xét về công nghệ này, ông Hoàng Kim Ánh - Phó trưởng ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội cho rằng, công nghệ đường dây ray là một ý tưởng giao thông mới với nhiều tính năng ưu việt như giá thành rẻ, thời gian xây dựng ngắn.
Với tình hình giao thông hiện tại của Hà Nội, Ban quản lý đường sắt đô thị đang tìm kiếm các giải pháp nhằm giảm thiểu tắc nghẽn giao thông. Việc triển khai các tuyến Metro trên địa bàn thủ đô đang được thực hiện nhưng hiện gặp phải một số vấn đề về tiến độ xây dựng.
Theo ông Hoàng Kim Ánh: “Công nghệ tàu điện trên dây có thể gợi mở cho chúng ta một hướng đi mới trong tương lai. Tuy nhiên, sẽ còn phải mất một thời gian dài kiểm chứng và đánh giá về hiệu quả sử dụng trước khi nghĩ tới việc triển khai công nghệ này tại Việt Nam”.
Trọng Đạt