Trao đổi với VietNamNettrưa 15/10,ìnhtiếtmớinhấtvềnguyênnhânvụhọcsinhtửvongkhihọctrựctuyếntạiNghệkeocopa ông Nguyễn Trọng Hoàn, Chánh Văn phòng Sở GD-ĐT Nghệ An cho hay, thông tin bác sĩ cho biết nguyên nhân cháu Q. mất tại bệnh viện có thể là do bỏng xăng và khói quá nhiều trong phổi nên bị ngạt.
“Theo chia sẻ của bố cháu thì tại hiện trường, còn một ít xăng. Cũng có người nhà nói khi cháu bị bỏng, được người chị kéo vào nhà tắm dội nước. Do đó, mọi người cũng đang nghi cháu bị bỏng xăng chứ không phải điện thoại nổ”, ông Hoàn nói.
Tuy nhiên, ông Hoàn cho hay, dù vì bất cứ lý do gì, việc một học sinh mất cũng là nỗi đau của gia đình, nhà trường và toàn ngành giáo dục.
Ông Hoàn cho biết thêm, theo thời khóa biểu ngày 14/10 của cháu Q, 3 tiết học (2 tiết Toán, 1 tiết Tiếng Việt) thì không có tiết nào là tiết thực hành và cũng không yêu cầu học sinh phải mang xăng ra thực hành. Cô giáo cho biết, trong tiết đầu tiên, khi gọi thì học sinh này vẫn trả lời.
“Dù nguyên nhân là gì đi chăng nữa, song cũng cần cảnh báo các gia đình bởi việc đưa xăng về để trong nhà là rất nguy hiểm”, ông Hoàn nói.
Tuy nhiên, ông Hoàn cho hay, nguyên nhân cuối cùng vẫn phải đợi cơ quan chức năng xác minh, làm rõ.
Theo ông Hoàn, trong bối cảnh học sinh phải học trực tuyến ở nhà thì vai trò của mỗi gia đình trong bảo đảm an toàn cho con em mình là đặc biệt quan trọng.
Sở GD-ĐT Nghệ An yêu cầu các nhà trường, giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm nhắc nhở phụ huynh lưu ý nguồn điện, ổ điện đảm bảo an toàn khi cắm máy tính cho con học trực tuyến.
Đồng thời, các gia đình cũng cần cố gắng bố trí thời gian theo dõi việc học tập của con trước, trong và sau giờ học trực tuyến.
Sự việc học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Nam Anh (huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) tử vong đang được cơ quan chức đăng điều tra nguyên nhân. |
Như VietNamNetđã đưa tin, khoảng 16h chiều 14/10, khi đang học trực tuyến, em Nguyễn Văn Q. (sinh năm 2011) học sinh lớp 5C, Trường Tiểu học Nam Anh, trú xã Nam Anh, huyện Nam Đàn bất ngờ bị bỏng nặng. Trên đường được đưa đi cấp cứu, Q. đã tử vong.
Nếu nguyên nhân tử vong do nổ điện thoại thì trách nhiệm thuộc về ai?
Trao đổi với VietNamNet, Luật sư Đặng Văn Cường (Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp) cho hay, nguyên nhân khiến cháu bé tử vong là vấn đề quan trọng để quyết định đến câu chuyện trách nhiệm pháp lý trong vụ việc này. Nếu nguyên nhân tử vong là do nổ điện thoại thì cơ quan điều tra sẽ làm rõ vụ nổ là do lỗi kỹ thuật của nhà sản xuất, do nguồn điện hay do việc sử dụng không đúng quy cách, không tuân thủ các nguyên tắc an toàn.
Nếu điện thoại đang sử dụng đúng quy cách, đúng hướng dẫn của nhà sản xuất mà điện thoại phát nổ hoặc truyền điện ra ngoài dẫn đến điện giật khiến nạn nhân tử vong thì nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm đối với toàn bộ thiệt hại.
Nếu nguyên nhân tử vong do lỗi của người sử dụng, sử dụng thiết bị không đảm bảo an toàn, không đúng quy cách, vi phạm các khuyến cáo của nhà sản xuất như vừa sử dụng vừa sạc điện, tự ý sửa chữa, gắn thêm thiệt bị không đúng thiết kế... không tuân thủ khuyến cáo khác của nhà sản xuất, không còn bảo hành thì nhà sản xuất không phải chịu trách nhiệm, mọi thiệt hại đều do người sử dụng phải chịu trách nhiệm.
Trường hợp lỗi do người sử dụng mà người sử dụng lại là trẻ em, chưa có hiểu biết về khoa học, công nghệ thì thấy có phần trách nhiệm của gia đình và nhà trường trong việc hướng dẫn cách thức sử dụng các phương tiện, thiết bị phục vụ cho hoạt động học online. Trước tiên có thể thấy trách nhiệm từ phía phụ huynh khi không quản lý, giám sát, hướng dẫn các con sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính vào việc học online. Trong đó cũng thấy một phần trách nhiệm của giáo viên, của nhà trường khi không có những cảnh báo, khuyến cáo đối với các học sinh.
Tuy nhiên, theo ông Cường, những trách nhiệm đó cũng chưa đến mức có thể truy cứu trách nhiệm hình sự hay yêu cầu bồi thường thiệt hại mà chỉ là bài học để phụ huynh và các thầy cô giáo, nhà trường rút kinh nghiệm để tránh những vụ việc đau lòng.
"Qua những vụ việc trên cho thấy đã đến lúc các bậc làm cha, làm mẹ, những người quản lý học sinh trong quá trình học online cần phải có trách nhiệm hơn nữa trong việc chuẩn bị phương tiện, thiết bị học tập cho các con. Tránh trường hợp khi học online thì các thiết bị đã hết pin, phải vừa học vừa sạc pin hoặc là các thiết bị đã cũ, hỏng, không đảm bảo an toàn, hoặc hệ thống điện bị chập cháy, không đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng. Ngoài ra giáo viên và nhà trường cũng cần có những hướng dẫn, giám sát và kịp thời khuyến cáo cảnh báo đối với các em chứ không chỉ đơn thuần là giảng dạy kiến thức trong các bài giảng.
Để giảm thiểu các vụ tai nạn thương tâm như thế này thì vai trò của gia đình và nhà trường là rất quan trọng", ông Cường nói.
Thanh Hùng
Sau khi xảy ra vụ việc học sinh tử vong vì nổ điện thoại khi học trực tuyến, Sở GD-ĐT Nghệ An đã yêu cầu các nhà trường phối hợp với phụ huynh rà soát thiết bị dạy và học trực tuyến để đảm bảo an toàn.