Hải quân Trung Quốc đã lần đầu tiên đăng tin tuyển dụng nữ phi công lái tiêm kích hoạt động trên tàu sân bay. Đây cũng là lần đầu tiên Hải quân Trung Quốc tuyển chọn sinh viên ngoài các trường quân sự,ìsaoTrungQuốclầnđầutiêntuyểnnữphicôngláitiêmkíchtrêntàusâket qua myanmar và tạo nên lịch sử cho nữ giới trong quân đội Trung Quốc.
Theo Thời báo Hoàn Cầu, chương trình tuyển dụng năm 2023 được mở rộng cho các ứng viên là sinh viên mới tốt nghiệp chuyên ngành khoa học và kỹ thuật tại các trường đại học dân sự, sinh viên đại học đang thực hiện nghĩa vụ quân sự trong Hải quân Trung Quốc, và sinh viên tốt nghiệp đã gia nhập lực lượng hải quân. Trước đây, việc tuyển dụng chỉ giới hạn cho học sinh tốt nghiệp trung học, và sinh viên trường quân sự.
Ngoài ra, nữ ứng viên cần vượt qua các tiêu chí tuyển chọn khác như kiểm tra sức khỏe, tinh thần, và khả năng bay để có cơ hội trở thành nữ phi công đầu tiên lái máy bay chiến đấu trên tàu sân bay Trung Quốc.
Theo truyền thông Trung Quốc, quá trình chuyển đổi và xây dựng nhanh chóng của Hải quân Trung Quốc, cùng sự xuất hiện của các tàu sân bay khiến nhu cầu sở hữu đội ngũ phi công xuất sắc với chuyên môn đa dạng, phẩm chất toàn diện ngày càng trở nên cấp thiết.
Vào ngày 25/9/2012, tàu sân bay Type 001 đã chính thức được chuyển giao cho Hải quân Trung Quốc, và được đặt tên là Liêu Ninh. Đây là tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc.
Hai tháng sau, vào ngày 23/11/2012, phi công Dai Mingmeng đã lái tiêm kích J-15 từ Liêu Ninh để hoàn thành lần cất cánh và hạ cánh đầu tiên của máy bay chiến đấu trên trên tàu sân bay.
Tới 7 năm sau, Hải quân Trung Quốc chính thức có tàu sân bay thứ hai, và là tàu sân bay nội địa đầu tiên Sơn Đông.
Trong năm nay, Phúc Kiến, tàu sân bay thứ ba và là loại hiện đại nhất của Hải quân Trung Quốc, cũng sẽ được cho chạy thử trên biển, trước khi được triển khai vào năm 2024.
Một nguồn tin nói với Global Times rằng, lý do của việc mở rộng tuyển dụng là do sinh viên đại học đã hoàn thành bốn năm giáo dục và có nền tảng vững chắc để học lên cao hơn, giúp họ sở hữu những phẩm chất toàn diện cần có để trở thành phi công.
Chuyên gia quân sự Song Zhongping nhận định, Trung Quốc có khoảng 100 máy bay hoạt động trên tàu sân bay, và cần khoảng 200 phi công. Cần có thời gian để đào tạo những phi công giỏi và có kinh nghiệm, nên việc mở rộng tuyển dụng là nhằm chọn được nhiều nhân tài hơn.
Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều phụ nữ phục vụ ở các vị trí khác nhau trong quân đội Trung Quốc, không chỉ trong Hải quân. Nhiều người trong số họ có nền tảng giáo dục và kinh nghiệm xuất sắc.
Giáo sư Ni Lexiong tại Đại học Thượng Hải cho rằng, việc hải quân Trung Quốc nới lỏng quy định tuyển dụng là dấu hiệu quân đội nước này muốn nhanh chóng có nhân lực đủ khả năng hiểu biết và điều khiển các thiết bị sử dụng công nghệ phức tạp bao gồm radar, tiêm kích và tàu chiến.
Còn ông Brad Martin, nhà nghiên cứu chính sách cấp cao tại Rand Corporation của Mỹ, cho biết hàng không mẫu hạm của Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng, nhưng còn cả một chặng đường dài trước khi trở thành một nguồn năng lực chiến đấu đáng tin cậy.
Ông Martin cho rằng thông qua các cuộc tập trận của hạm đội Hải quân Trung Quốc trong hai năm qua, các tàu sân bay nước này thực hiện tương đối ít lần xuất kích, và chỉ sử dụng “máy bay tải trọng nhẹ”. Điều này có nghĩa phi công trên tàu sân bay Trung Quốc vẫn đang trong quá trình học cách vận hành các hệ thống, thay vì sử dụng máy bay trong môi trường chiến đấu.
Theo các cuộc tập trận được Hải quân Trung Quốc tiến hành vào đầu năm nay, “tỷ lệ xuất kích” là khoảng 20 cuộc/ngày. Ngược lại, các tàu sân bay Mỹ thực hiện tới 160 lần xuất kích mỗi ngày.