Năm 1979,àthấtbạiđểđờitrướkết quả giải bóng đá máy nghe nhạc cá nhân Sony Walkman ra đời, gây chấn động với kích thước nhỏ gọn cùng tai nghe hoàn toàn mới. Chỉ trong vòng 3 tháng, doanh số Walkman chạm mốc 30.000 và “cháy hàng” trên mọi mặt trận. Sony giữ được khoảng cách với các đối thủ đi sau. Một thập kỷ sau đó, Sony Walkman vẫn duy trì thị phần 50% tại Mỹ, 46% tại Nhật dù giá bán đắt hơn khoảng 20 USD.
Đến cuối thập niên 90, băng cassette bắt đầu nhường ngôi cho định dạng âm nhạc mới (đĩa CD và tập tin MP3). Các doanh nghiệp điện tử toàn cầu dự đoán đĩa CD sẽ sớm tuyệt chủng như băng cassette. Ai sẽ là người đầu tiên ra mắt máy nghe nhạc MP3 và trở thành “Walkman” tiếp theo.
Năm 1998, hãng Sahan Information Systems của Hàn Quốc tạo ra máy nghe nhạc kỹ thuật số cầm tay đầu tiên có tên MPMan. Nó bán được 50.000 chiếc trên thế giới trong năm đầu tiên. Khi iPod ra đời năm 2001, có khoảng 50 mẫu máy nghe nhạc MP3 đang có mặt tại Mỹ nhưng không loại nào đạt thành công như Walkman.
MP3 là một câu chuyện rất khác so với Walkman và băng cassette. Bạn không thể mua tập tin MP3 trong các cửa hàng bán lẻ truyền thống. Tải một album trên mạng – dù hợp pháp hay tải lậu – đều mất hàng tiếng đồng hồ. Nếu MP3 và băng rộng không phổ biến, không một máy nghe nhạc MP3 nào có thể phát triển. Song, iPod đã thay đổi tất cả, bất chấp Apple là người đến sau.
Thời điểm vàng
Apple đã chờ đợi cho tới khi thời cơ chín muồi. Công thức chiến thắng của iPod nghe qua vô cùng đơn giản: thiết kế đẹp mắt, hiện đại kết hợp với phần mềm thông minh. Cố nhà sáng lập Apple Steve Jobs hiểu rằng nếu chỉ dựa vào bản thân thiết bị, iPod chỉ là đồ bỏ. Ông hiểu rằng, để thiết bị có giá trị, hệ sinh thái máy nghe nhạc MP3 cần phải tập hợp. Vào tháng 10/2001, khi Apple giới thiệu iPod, hai yếu tố MP3 và băng rộng đều đã phổ biến.
Thế hệ iPod đầu tiên có giá 399 USD, bộ nhớ 5GB và lưu tối đa 1.000 bài hát. Nó có giao diện dễ sử dụng và khá nhẹ. Giá trị thực sự của iPod nằm ở phần mềm quản lý âm nhạc iTunes. Dù chỉ dành cho người dùng Mac, iPod là máy nghe nhạc MP3 bán chạy nhất từng có. Tháng 4/2003, Apple trình làng iTunes Music Store, thư viện nhạc trực tuyến, nơi khách hàng duyệt và mua nhạc với giá 99 cent/bài hát hoặc 9,99 USD/album. Tính đến cuối năm 2009, Apple thu về 22 tỷ USD từ iPod với sự trợ giúp đắc lực từ iTunes.
Theo tập đoàn NPD, doanh số máy nghe nhạc CD cầm tay vẫn cao gấp đôi máy nhe nhạc MP3 trong mùa lễ 2004. Dù vậy, từ quý III/2004 đến quý III/2005, doanh số iPod tăng tới 616%. Năm 2008, Apple chiếm 48% thị phần máy nghe nhạc MP3, bỏ xa đối thủ gần nhất là Sansa của SanDisk (8%).
iPod là một sản phẩm tuyệt vời mà không nhiều người có thể phủ nhận. Sau tất cả, Apple muộn những người chơi khác 3 năm song thời điểm mà họ lựa chọn lại rất “trúng”. Giống như trường hợp của iPhone, Steve Jobs thường có xu hướng làm muộn hơn mọi người vì ông muốn mọi thứ phải sẵn sàng. Năm 2008, khi nói về việc nắm bắt làn sóng công nghệ, ông cho rằng, chúng ta thường nhìn thấy làn sóng mới trước khi chúng thực sự xảy ra và phải lưa chọn một cách khôn ngoan nên cưỡi trên con sóng nào. “Nếu không chọn cẩn thận, bạn sẽ tiêu tốn nhiều năng lượng, nhưng nếu chọn cẩn thận, nó sẽ diễn ra khá chậm và thường mất vài năm”. Tính kỷ luật của ông đã được đền đáp. Trong khoảng cách 3 năm giữa MPMan và iPod, mỗi yếu tố của hệ sinh thái máy nghe nhạc MP3 đều trưởng thành. Như vậy, thay vì chờ đèn đỏ như những người khác, tiêu tốn thời gian và tài nguyên đáng giá, Apple lựa chọn khi đèn đỏ chuyển sang xanh và hướng tới chiến thắng. iPod trở thành “Walkman của đầu thế kỷ 21”, như tạp chí Economist nhận định.
Sai lầm của Sony
Một điều khá mỉa mai chính là Walkman không thể tiếp tục đà thành công của mình và bại trận dưới tay iPod. Không chỉ có vậy, Steve Jobs còn “mê mẩn” Walkman. Trong cuộc phỏng vấn với cựu CEO Apple John Sculley, ông nhớ lại: “Ngài Akio Morita tặng cho Steve và tôi mỗi người một chiếc Sony Walkman. Khoogn ai trong chúng tôi nhìn thấy một thứ như thế trước đó. Steve vô cùng phấn khích. Điều đầu tiên ông ấy làm là tháo tung nó ra và nhìn vào từng bộ phận một”.
Steve Jobs đã đưa máy nghe nhạc cá nhân lên một tầm cao mới với iPod, mà Sony cũng không thể với tới. Việc Sony không phát minh ra một sản phẩm như iPod là điều khó hiể, nhất là khi ngoài thiết kế phần mềm, tập đoàn còn sở hữu vô số nội dung thông qua công ty con Sony Music. Họ có hệ thống cửa hàng riêng cùng các kênh bán hàng khác. Họ sở hữu những kỹ sư tài năng trong mọi lĩnh vực công nghệ mới nổi. Họ có thương hiệu nổi tiếng. Sony nắm mọi thứ trong tay nhưng đã không biến lợi thế ấy thành tiền.
Nhà báo Hiroki Tabuchi của tờ New York Times đổ lỗi cho các vấn đề lớn hơn bên trong Sony. “Ban đầu, các kỹ sư Sony kháng cự quyền lực của bộ phận truyền thông. Sau đó, Sony phải vật lộn với cách chế tạo thiết bị cho phép người dùng tải và chép nhạc mà không làm ảnh hưởng đến doanh số nhạc hay thỏa thuận với các nghệ sỹ. Công ty đã đi theo hướng riêng, đó là các máy nghe nhạc kỹ thuật số đầu tay của họ sử dụng những tập âm thanh độc quyền, không tương thích với định dạng MP3 đang phát triển nhanh chóng.
Thực tế, Sony tạo ra rất nhiều định dạng đa phương tiện riêng. Một số (CD, BluRay) trở thành tiêu chuẩn ngành nhưng nhiều định dạng khác thì không. Chúng bao gồm MiniDisc, UMD, Video8, DAT, TransferJet, S/PDIF, Memory Stick, Super Audio CD, Cell Processors và Betamax. Chúng không tương thích với thiết bị của các hãng khác và đôi khi không dùng được trên cả thiết bị cùng hãng.
Không chỉ có vậy, Sony còn vận hành nhiều hệ điều hành khác nhau. Chẳng hạn, trong thập niên 90, Clie PDA của Sony chạy Palm OS, laptop Vaio chạy Windows, smartphone Sony Ericsson chạy Symbian, máy chơi game Sony PlayStation có định dạng phần mềm riêng. Nói cách khác, danh mục thiết bị của Sony không chung nền tảng, đồng nghĩa các chương trình làm cho thiết bị này không hoạt động được trên thiết bị khác.
Vào thời điểm các bộ phận chịu hợp tác với nhau, Sony đã đánh mất chỗ đứng trong hai danh mục sản phẩm quan trọng: tivi và thiết bị nghe nhạc di động. Họ cũng chậm chân trên thị trường tấm nền màn hình phẳng, cũng như máy nghe nhạc kỹ thuật số như iPod”.
Một cựu lãnh đạo Sony thừa nhận, họ thực sự muốn phát minh ra một thiết bị như iPod song lại bị chính bản thân đánh bại. Để làm được điều đó, các kỹ sư phần cứng phải hoàn toàn hợp tác với kỹ sư phần mềm; Sony Music phải tham gia 100% mà không sợ bị ăn vào kênh phân phối; các bộ phận khác không được ghen tỵ và cùng tìm cách cải thiện sản phẩm. Công ty phải có chung một mục tiêu. Tuy nhiên, Sony không làm được. Mỗi bộ phận trong Sony hoạt động như một tổ chức riêng, việc hợp tác trở nên hạn chế, vì thế các sản phẩm không thể liên kết với nhau.
Apple đã thành công tại nơi Sony gục ngã. Thành công của iPod không chỉ nằm ở thiết kế, phần mềm mà còn thời cơ, trong khi thất bại của Sony lại trở thành bài học đắt giá cho mọi doanh nghiệp khác. Đó chính là tránh xung đột mục tiêu, dẫn đến thiệt hại cho toàn bộ đoàn thể.
Du Lam
Ngay cả Apple cũng đã bỏ rơi iPod.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
Hàng trăm nghìn người thiệt mạng vì làm việc nhiều giờ
Đạo diễn 'Những ngọn nến trong đêm' cạo đầu, hiến tuỷ cho con gái bị ung thư
Nỗi đau của dancer chuyên nhảy quán bar
DIễn viên Về nhà đi con kể chuyện từng chết đi sống lại vì sinh non
Nhà mạng Hàn Quốc chi 21,4 tỷ USD cho 5G
Khi cha mẹ trở thành nguyên nhân khiến con thích so đo, ghen tị
Tâm sự câu chuyện mẹ không trông được cháu thì để con thuê giúp việc
Hotgirl Lena kể hậu trường cảnh cưỡng hôn Bảo Hân trong 'Về nhà đi con ngoại truyện'
Giới trẻ đua nhau diện áo croptop để khoe vòng hai không mỡ thừa
Vinh danh người giành giải thưởng xóa mù chữ của UNESCO
Mỹ triển khai hệ thống phòng không Vòm Sắt ở Guam
Em bé 5 tuổi bị bại liệt được bạn đọc ủng hộ hơn 61 triệu đồng