Chú mèo "ham học"
Vào một ngày mùa thu năm 1952,úmèonổitiếngnhấtthếgiớiHamhọcđếnlớpcònđềuđặnhơncảhọinter vs bologna chú mèo mướp sọc xám, to nhưng khá gầy, lông ngắn đã xuất hiện và lang thang trong lớp học tại trường tiểu học Elysian Heights, quận Echo Park, thành phố Los Angeles, bang California, Mỹ.
Chú mèo nhảy lên bàn, đi một cách tự tại, thân thiện và được chào đón bởi những đứa trẻ trong lớp.
Sau giờ giải lao, bọn trẻ quay lại thì chú mèo đang ngủ ngon lành trên bàn. Cậu ta "đi ăn trưa" cùng với đám học sinh và sau đó rời đi.
Chú mèo trở lại vào ngày hôm sau và những hôm sau nữa. Theo thời gian, thói quen được hình thành. Chú được đặt tên là "Room 8" (Phòng 8) - lớp học mà chú ta thích lui tới nhất.
Người ta thường thấy Room 8 đi tuần tra trên các dãy hành lang hoặc ngủ ngon lành trên bàn. Ăn trưa thường xuyên cùng bọn trẻ, chú mèo trở nên bụ bẫm.
Một học sinh từ lớp 6 trở lên sẽ được "bổ nhiệm" làm "người cho mèo ăn" - vị trí quan trọng nhất cho học sinh lúc bấy giờ.
Trường cũng có một quy tắc nghiêm ngặt: 'Không được làm phiền Room 8'. Nếu cậu ta "can thiệp" quá nhiều vào các hoạt động lớp học, Room 8 sẽ được người quản lý nhẹ nhàng bế ra ngoài.
Hơn 10.000 bức thư của người hâm mộ
Hiệu trưởng trường vào thời điểm đó, một người rất yêu mèo và sau đó viết sách về Room8, đã phát hiện ra rằng Room 8 sinh năm 1947, tức là chú mèo khoảng 5 tuổi khi đến trường.
Gia đình đã đối xử tệ bạc với Room 8 và cậu phải đi lang thang. Không ai biết Room 8 đã đi đâu vào ban đêm hoặc trong những ngày nghỉ học. Người ta cho rằng cậu có thể ngủ ở những ngọn đồi gần đó.
Điều đáng nói là cứ đến tháng 9, Room 8 lại quay về đúng ngày khai giảng năm học mới.
Truyền thông địa phương và quốc gia đã đưa tin về Room 8. Chú mèo được giới thiệu trong một bộ phim tài liệu có tên "Big Cat", "Little Cat", một cuốn sách dành cho trẻ em có tên "A Cat Called Room 8".
Cậu cũng trở thành chủ đề cho 1 bài báo dài 3 trang. Nghệ sỹ guitar Leo Kottke đã viết một bài hát tên "Room 8" trong album Mudlark (1971) của ông.
Danh tiếng của chú mèo lan rộng. Ở đỉnh cao "danh vọng", Room 8 đã nhận được rất nhiều thư của người hâm mộ. Có thời điểm lên tới 100 bức thư mỗi ngày.
Trong suốt cuộc đời của chú mèo này, khoảng 10.000 bức thư từ mọi tiểu bang và một số quốc gia trên thế giới đã gửi về trường Elysian Heights.
Những đứa trẻ lớp 5 và lớp 6 trở thành "thư ký cho Room 8" với nhiệm vụ trả lời từng mẩu thư bằng tay và ký tên bằng con dấu hình bàn chân của chú mèo.
Quỹ Room 8 với hơn 10.000 USD
Năm 1968, lần đầu tiên trường Elysian Heights tổ chức khóa học hè. Room 8 vẫn đều đặn đến lớp mỗi ngày cho đến khi cậu ta bị ốm nặng và phải đưa đến bệnh viện.
Room 8 qua đời vào ngày 13/8/1968 vì suy thận với tuổi thọ 21 năm.
Tờ Los Angeles Times đã đăng tải một cáo phó dài 3 cột và 1 bức ảnh của chú mèo. Cậu được chôn cất và lập bia mộ tại Công viên Tưởng niệm Thú cưng Los Angeles. Hình của Room 8 cũng được in trên tem vào năm 1970.
Sau khi chú mèo qua đời, quỹ Room 8 đã được thành lập để xây dựng một nhà an dưỡng cho thú cưng. Mặc dù không còn tồn tại nhưng quỹ đã mang lại 10.000 USD - một số tiền đáng kể vào thời điểm đó.
Học sinh trường Elysian Heights vẫn nhận được rất nhiều thư của người hâm mộ dành cho chú mèo thời gian sau đó.
60 năm đã trôi qua, trường Elysian Heights vẫn trìu mến ghi nhớ Room 8 và lưu giữ một số vật kỷ niệm về chú mèo.
Một bức tranh được treo trong văn phòng trường và hai bức tranh trong hội trường bên cạnh một phiên bản lớn hơn của huy chương để tưởng niệm cậu. Chú mèo là tâm điểm của bức tranh tường khảm trong thư viện.
Trường tự hào giới thiệu về chú mèo nổi tiếng của mình bằng các dòng chữ nổi bật trên Đại lộ Echo Park ở ngã ba Phố Baxter:
"Trường Elysian Heights. Nhà của Room 8. Ngôi nhà của chú mèo 1952-1968".
Hằng năm, đoạn trích trong cuốn sách "A Cat Called Room 8" được đọc cho tất cả học sinh lớp một nghe như để tri ân chú mèo đã trở thành một phần lịch sử của ngôi trường.
Bảo Huy
(责任编辑:Nhà cái uy tín)