Ngày 30/10,ẫuthuậtrobotungthưthựcquảnngàybệnhnhâncóthểuốngnướkeo88 hôm nay tại hội thảo khoa học "Những tiến bộ của phẫu thuật xâm lấn tối thiểu trong điều trị ung thư thực quản" do Bệnh viện K tổ chức, PGS.TS Phạm Văn Bình, Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện K cho biết, phẫu thuật ung thư thực quản là một cuộc đại phẫu, nguy cơ biến chứng cao. PGS Bình thực hiện ca mổ trình diễn phẫu thuật xâm lấn tối thiểu ung thư thực quản trong sáng cùng ngày. Bệnh nhân là nam giới 42 tuổi ở Hải Dương. Bệnh nhân tình cờ phát hiện bệnh dù không có biểu hiện triệu chứng rõ rệt. Trong một lần thăm khám định kỳ kiểm tra sức khỏe, thực hiện nội soi thực quản - dạ dày tầm soát, bác sĩ phát hiện có tổn thương sớm kích thước 2cm vị trí thực quản 1/3 trên - giữa. Kết quả giải phẫu bệnh ung thư biểu mô vảy đã được xác nhận qua sinh thiết bệnh phẩm sau đó. Bác sĩ chẩn đoán trước mổ, bệnh nhân ung thư thực quản 1/3 trên - giữa cT1bN0M0 và hội chẩn, chỉ định phẫu thuật. Theo PGS Bình, phẫu thuật điều trị ung thư thực quản là một phẫu thuật lớn, khó, kéo dài, đòi hỏi yêu cầu cao về nhiều yếu tố. Với bệnh nhân này, sau khi tư vấn, bác sĩ quyết định chỉ định phẫu thuật nội soi bằng robot. Theo PGS Bình, phẫu thuật ung thư thực quản bằng robot mang lại nhiều ưu điểm vượt trội so với mổ nội soi thông thường. "Mổ robot xâm lấn tối thiểu, bảo vệ tối đa tổ chức mô lành xung quanh, kiểm soát mất máu trong mổ tốt, bệnh nhân phục hồi nhanh chóng ngay sau mổ. Ca phẫu thuật nội soi robot, nạo vét hạch ba vùng đã diễn ra thành công, hiện tại bệnh nhân đánh giá sau mổ toàn trạng ổn định", PGS Bình thông tin. Đặc biệt, chuyên gia này nhấn mạnh, ứng dụng phẫu thuật robot trong điều trị ung thư, với hình ảnh rõ nét, các cánh tay robot có độ linh hoạt cao giúp thực hiện phẫu tích tỉ mỉ giúp phẫu thuật viên thao tác chính xác. "Điều này đặc biệt có giá trị trong nạo vét hạch 3 vùng trong ung thư thực quản, giúp bảo tồn tối đa các cơ quan trọng yếu trong lồng ngực, nơi tổn thương và biến chứng dễ xảy ra như thần kinh thanh quản quặt ngược, ống ngực, khí phế quản, các mạch máu lớn, giúp phẫu thuật viên đạt được kết quả tối ưu sau phẫu thuật cả về mặt ngoại khoa và ung thư học", PGS Bình nói. Không chỉ đạt hiệu quả điều trị, mà phẫu thuật robot còn giúp đảm bảo thẩm mỹ, sang chấn tối thiểu, không chảy máu, giảm đau tối đa, giảm thời gian nằm viện... Theo đánh giá, thường ở ngày 2 sau mổ bệnh nhân đã có thể tự uống nước. Tham gia hội thảo, Giáo sư Xavier Benoit D'Journo, chuyên gia phẫu thuật lồng ngực và bệnh lý ung thư thực quản tại Đại học Aix-Marseille đánh giá, với cuộc đại phẫu ung thư thực quản, robot với cánh tay linh hoạt vừa giúp nạo vét hạch, vừa giảm xâm lấn cho người bệnh. Trong buổi hội thảo, các chuyên gia cùng chia sẻ trao đổi kinh nghiệm, cập nhật những tiến bộ mới nhất của phẫu thuật nội soi robot vào điều trị ung thư thực quản, giúp cho người bệnh an tâm, tin tưởng điều trị với dịch vụ y tế chất lượng cao ngay tại Việt Nam. Theo PGS Bình, hội thảo là cơ hội chia sẻ kinh nghiệm về các nội dung liên quan điều trị ung thư thực quản rất có giá trị, góp phần nâng cao trình độ phẫu thuật ung thư thực quản của Bệnh viện K nói riêng và Việt Nam nói chung, với khu vực và thế giới. PGS Bình khuyến cáo, ung thư thực quản là căn bệnh khá phổ biến thường gặp ở nam nhiều hơn nữ giới. Ở giai đoạn đầu triệu chứng bệnh thường không rõ ràng, thầm lặng. Ở giai đoạn muộn hơn, bệnh có các biểu hiện như nghẹn, khó nuốt, đau rát cổ họng... Để phòng ung thư thực quản, các chuyên gia khuyến cáo không nên hút thuốc lá, hạn chế bia rượu. Cần áp dụng chế độ ăn khoa học, nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, tránh xa những thực phẩm chế biến sẵn, chứa nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán nhiều lần, đồ cay nóng… Bên cạnh đó, cần thực hiện tầm soát ung thư, nhất là ở những người có tiền sử viêm thực quản kéo dài, ung thư vùng cổ...