Bình Dương xây dựng đội ngũ cán bộ xứng tầm_keo ty so

时间:2025-01-25 05:58:14来源:Xổ số 88作者:Nhận Định Bóng Đá

Sáng 8-11,ìnhDươngxâydựngđộingũcánbộxứngtầkeo ty so Hội đồng lý luận Trung ương và Tỉnh ủy Bình Dương đã tổ chức tọa đàm “Một số vấn đề lý luận thực tiễn về xây dựng đội ngũ cán bộ (CB), nhất là CB cấp chiến lược đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ”. GS-TS Phùng Hữu Phú, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng lý luận Trung ương và TS Nguyễn Hữu Từ, Phó Bí thư Tỉnh ủy chủ trì buổi tọa đàm. Nhiều ý kiến thẳng thắn, cởi mở mang tính khoa học thực tiễn và những vấn đề đặt ra sau 20 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII) về “Chiến lược CB thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” đã được các đại biểu nêu ra tại buổi tọa đàm.

 

TS Nguyễn Hữu Từ, Phó Bí thư Tỉnh ủy phát biểu tại buổi tọa đàm

Phát biểu đề dẫn tọa đàm, GS-TS Phùng Hữu Phú khẳng định, Bình Dương là một địa phương năng động của cả nước, có nhiều cách nghĩ, cách làm mang tính đột phá nhằm phát triển kinh tế xã hội và hiện đang là một tỉnh có tốc độ phát triển công nghiệp nhanh nhất trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cũng như của cả nước. Thành công đó một phần bắt nguồn từ đội ngũ CB của tỉnh đã nhạy bén, dám nghĩ, dám làm. Đoàn công tác của Hội đồng lý luận Trung ương muốn nghe sâu về kinh nghiệm xây dựng đội ngũ CB lãnh đạo quản lý, đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp và đội ngũ CB trí thức của tỉnh Bình Dương để qua đó chắt lọc những vấn đề mang tính thực tiễn để Hội đồng lý luận Trung ương báo cáo với Trung ương, Bộ Chính trị.

Nâng cao chất lượng CB

Sau lời đề dẫn của GS-TS Phùng Hữu Phú, bà Nguyễn Minh Thủy, Ủy viên Thường vụ, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy đã trình bày báo cáo của Tỉnh ủy về tình hình đội ngũ CB của tỉnh. Báo cáo nêu bật những ưu, nhược điểm, hạn chế và những kiến nghị đối với cấp trên xung quanh 11 vấn đề liên quan đến công tác CB. Đó là tình hình đội ngũ CB, nhất là CB chủ chốt xã, huyện và tỉnh; vấn đề phát hiện nguồn CB; vấn đề quy hoạch CB, thi tuyển công chức; đánh giá CB, quy trình đề bạt CB, phương thức đào tạo, bồi dưỡng CB, sử dụng đội ngũ CB, luân chuyển CB; vấn đề đại hội bầu trực tiếp ban thường vụ, bí thư, phó bí thư; vấn đề nhất thể hóa, kiêm nhiệm chức danh bí thư và chủ tịch, trưởng các ban đảng và trưởng cơ quan chính quyền và vấn đề chế độ, chính sách đối với CB.

Theo báo cáo của Tỉnh ủy, xét về tổng thể lực lượng CB, công chức, viên chức của tỉnh hiện nay được đào tạo cơ bản theo cơ cấu từng ngành, từng lĩnh vực, có trình độ, năng lực, có uy tín, phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống tốt, bảo đảm hoàn thành chức trách nhiệm vụ được giao hiện nay và trong thời gian tới. Sau khi thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khóa VIII, đội ngũ CB, công chức có tăng về số lượng lẫn chất lượng. Cơ cấu độ tuổi đang ngày càng trẻ hóa, bố trí tương đối hợp lý, có sự đan xen 3 độ tuổi, vừa có tính kế thừa, vừa bảo đảm ổn định phát triển. Đội ngũ CB, công chức, nhất là CB lãnh đạo, quản lý cấp chiến lược và người đứng đầu các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh đã có bước phát triển về trình độ chuyên môn, bãn lĩnh chính trị vững vàng và năng lực hoạt động thực tiễn, có phẩm chất đạo đức, có đóng góp rất lớn vào việc thực hiện hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của tỉnh.

Tuy nhiên, trong thời gian qua các cơ quan, đơn vị, địa phương đã không ngừng đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, bổ sung cho đội ngũ CB song vẫn còn tình trạng vừa thừa, vừa thiếu, thừa công chức vụ việc, thiếu đội ngũ CB giỏi có trình độ chuyên môn sâu trên các lĩnh vực quan trọng; thiếu chuyên viên, chuyên gia nghiên cứu cấp chiến lược… Báo cáo nêu rõ, đội ngũ CB của tỉnh hiện nay nhất là đội ngũ cấp xã, xét về chất lượng và cơ cấu còn nhiều mặt chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đột phá trong công tác CB

Chia sẻ những trăn trở cũng như kinh nghiệm qua nhiều năm làm công tác tổ chức CB, ông Nguyễn Phúc Lâm, nguyên Ủy viên Thường vụ, nguyên Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy cho rằng, công tác xây dựng đội ngũ CB của tỉnh thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Chất lượng đội ngũ CB được nâng lên, đáp ứng khá tốt yêu cầu nhiệm vụ. “Quá trình thực hiện công cuộc đổi mới ở Bình Dương, nhất là sau khi tái lập tỉnh đến nay đã mang lại nhiều kết quả tốt trên nhiều lĩnh vực kinh tế - văn hóa, an sinh xã hội. Kết quả đó có được như hôm nay có vai trò rất lớn của đội ngũ CB…” - ông Nguyễn Phúc Lâm khẳng định.

Nhìn nhận những ưu điểm cũng như kết quả đạt được trong công tác xây dựng đội ngũ CB song ông Nguyễn Phúc Lâm vẫn còn trăn trở nhiều vấn đề, đó là phải làm thế nào để phát triển nguồn CB. Ông cho rằng, cần phải mở rộng và xác định chính xác CB hơn nữa để cung cấp cho cơ quan có trách nhiệm về công tác tổ chức, từ đó mới tổ chức đào tạo, bổ sung, quy hoạch và bố trí CB. Theo ông Nguyễn Phúc Lâm, việc phát triển nguồn cần phải công khai, minh bạch. Người tài, người giỏi phải được xem xét đưa vào quy hoạch, ngược lại cũng cần mạnh dạn đưa ra khỏi quy hoạch những người chưa đạt yêu cầu. Bên cạnh đó, công tác đánh giá CB mặc dù khó nhưng phải quyết tâm làm tốt khâu này, bởi nếu không đánh giá đúng sẽ ảnh hưởng đến việc bố trí đúng CB cũng như hiệu quả công việc và nảy sinh nhiều tồn tại khác.

Phát biểu tại buổi tọa đàm, ông Trần Thanh Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã thẳng thắn nêu lên nhiều mặt được và chưa được xung quanh công tác quy hoạch, luân chuyển CB, thu hút nhân tài, vấn đề hợp nhất giữa cơ quan Đảng và Nhà nước… Ông Trần Thanh Liêm cũng cho rằng, song song với việc phát hiện CB tốt để đưa vào quy hoạch thì cũng mạnh dạn đưa ra khỏi quy hoạch những CB chưa đủ tốt. Có như vậy công tác quy hoạch mới thật sự mang lại hiệu quả. Nói về vấn đề nhất thể hóa, kiêm nhiệm chức danh bí thư và chủ tịch, ông Trần Thanh Liêm nhớ lại, khi còn làm Bí thư Thị ủy Thuận An, có hai phường thực hiện việc nhất thể này và qua thực tế công tác những cán bộ kiêm nhiệm làm rất tốt, trong nhiều năm địa phương không xảy ra khiếu kiện, khiếu nại phức tạp. Ông cho rằng, nhất thể hóa là vấn đề khó tuy nhiên nếu quyết tâm sẽ làm được và sẽ tiết kiệm được nhiều thứ.

Chia sẻ một số kết quả đạt được cũng như một số kinh nghiệm và những vấn đề đặt ra trong công tác CB của tỉnh, TS Nguyễn Hữu Từ, Phó Bí thư Tỉnh ủy cho rằng, trong công tác CB vấn đề quan trọng nhất là việc phát hiện CB để đưa vào quy hoạch, trong đó cần chú trọng đến việc phát hiện để bổ sung vào quy hoạch bởi lâu nay việc này vẫn ít được thực hiện. Đồng thời, bên cạnh quy trình giới thiệu theo trình tự từ dưới lên thì cần có một “cửa” để người đứng đầu phát hiện ra những người tài để bổ sung vào quy hoạch. TS Nguyễn Hữu Từ cũng cho rằng công tác đánh giá CB hiện là khâu khó nhất nên trong quá trình đánh giá CB phải cụ thể, rõ ràng theo các tiêu chí đã đề ra. Đối với vấn đề nhất thể hóa ở cấp tỉnh nếu quyết tâm sẽ làm được, vấn đề là phải lựa chọn được người đủ đức, đủ tài.

Phát biểu kết thúc buổi tọa đàm, GS-TS Phùng Hữu Phú, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng lý luận Trung ương khẳng định, những kết quả đạt được trong công tác CB đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của tỉnh thời gian qua. “Trước đây xã Đất Cuốc, huyện Bắc Tân Uyên có đến 60% hộ nghèo thì đến nay chỉ còn 8 hộ theo tiêu chí mới của tỉnh. Điều đó khẳng định có vai trò quan trọng của công tác CB địa phương nơi đây” - GS-TS Phùng Hữu Phú nêu ví dụ minh họa. GS-TS Phùng Hữu Phú khẳng định những kết quả trong công tác xây dựng đội ngũ CB ở Bình Dương là kinh nghiệm thực tiễn quý báu. Đoàn công tác của Hội đồng lý luận Trung ương ghi nhận và tổng hợp báo cáo với Trung ương, Bộ Chính trị. GS-TS Phùng Hữu Phú cũng mong muốn Bình Dương tiếp tục có những đột phá mới trong công tác CB như đột phá trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh thời gian qua. “Thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, do vậy chúng ta cần phải xây dựng một đội ngũ CB đáp ứng trúng và đúng yêu cầu nhiệm vụ. Chúng tôi mong muốn Bình Dương tiếp tục đi đầu thành công trong công tác này”- GS-TS Phùng Hữu Phú gửi gắm.

TRÍ DŨNG

 

相关内容
推荐内容