“Thực tế hóa” hoạt động bồi dưỡng giáo viên phổ thông
ETEP là chương trình phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông,ĐHsưphạmkếtnốicáctrườnghọcbồidưỡngnghiệpvụnângchấtgiáoviênphổthôket qua bong da ligue 1 thông qua phát triển nghề nghiệp theo nhu cầu thực tiễn, đáp ứng nhu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.
“Kết nối giữa trường sư phạm và trường phổ thông là điều rất cốt yếu, góp phần làm nên hiệu quả, chất lượng cho hoạt động đào tạo giáo viên. Xưa nay các trường vẫn làm điều này nhưng do nhiều yếu tố chủ quan, khách quan, sự kết nối chưa được như mong muốn. Tuy nhiên khi chương trình ETEP triển khai thì trường sư phạm và phổ thông với tư cách là 2 đơn vị hữu cơ đã gắn kết chặt chẽ, cùng nỗ lực để làm nên thành công của chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) mới”.
Đây là chia sẻ của PGS.TS Lưu Trang - Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng sau hơn 2 năm nhà trường tham gia chương trình ETEP, bồi dưỡng giáo viên phổ thông cho TP. Đà Nẵng và 5 tỉnh Tây nguyên, để triển khai chương trình GDPT 2018.
Dẫn chứng về sự kết nối chặt chẽ này, PGS. TS Lưu Trang cho biết, trong quá trình bồi dưỡng giáo viên cốt cán, hỗ trợ giáo viên đại trà, giảng viên sư phạm của trường đã đến từng địa phương, tiếp xúc với thầy cô giáo ở các bộ môn, các cấp học. Quá trình làm việc cả trực tiếp và trực tuyến, tương tác thường xuyên, liên tục, giảng viên và giáo viên có sự gắn kết, chia sẻ, thấu hiểu công việc của nhau.
Qua đó, giáo viên phổ thông tiếp cận được những phương pháp dạy học mới, tri thức mới, trực tiếp từ giảng viên sư phạm. Giảng viên sư phạm cũng có cái nhìn thực tế hơn về hoạt động dạy học của giáo viên phổ thông. Trình độ hiểu biết, năng lực chuyên môn của giảng viên theo đó cũng được nâng lên một bậc, phát triển theo đúng yêu cầu của CT GDPT mới.
“Chương trình đào tạo của trường sư phạm có thể điều chỉnh để đáp ứng yêu cầu của chương trình GDPT mới, cũng như yêu cầu của địa phương. Đó là lợi thế rất lớn của mối gắn kết giữa trường sư phạm và trường phổ thông, trường sư phạm với các Sở/Phòng GDĐT, thông qua hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo chương trình ETEP”, PGS.TS Lưu Trang nói.
Hỗ trợ chuyên sâu, kịp thời
Ở góc độ giáo viên phổ thông, cô Hoàng Thị Mai Thuỷ (trường Tiểu học Hiệp Cường, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên) cũng cho biết, cô và các đồng nghiệp được hưởng lợi nhiều điều từ sự kết nối với giảng viên sư phạm mà Chương trình ETEP mang lại.
Không chỉ được nâng cao trình độ chuyên môn qua tập huấn các modul về chương trình GDPT 2018, mà với bất cứ khó khăn, vướng mắc nào trong chuyên môn giảng dạy, dù không liên quan đến modul bồi dưỡng, cô cũng có thể nhận được trợ giúp thường xuyên từ giảng viên.
Cách xa các trường đại học, trường Tiểu học Hiệp Cường hàng năm không có sinh viên đại học sư phạm về thực tập. Trước đây, một số giáo viên của trường có tham gia lớp nâng cao trình độ, được làm việc với giảng viên, nhưng chưa đạt hiệu quả rõ rệt.
“ETEP tạo ra mối liên kết chính danh, bài bản, chặt chẽ, có hệ thống giữa trường phổ thông, Sở GDĐT với cơ sở giáo dục đại học sư phạm”, Phó Giám đốc Sở GDĐT Yên Bái - Đào Anh Tuấn nói.
Theo ông Đào Anh Tuấn, trước đây Sở GDĐT vẫn phối hợp, “đặt hàng” trường ĐHSP Hà Nội, trường ĐHSP Hà Nội 2 hỗ trợ bồi dưỡng chuyên đề chuyên sâu cho giáo viên tỉnh nhà. Tuy nhiên, hoạt động này chỉ mang tính định kỳ, diễn ra vào dịp nghỉ hè. Từ khi triển khai bồi dưỡng giáo viên theo Chương trình ETEP, mối liên hệ giữa Sở GDĐT Yên Bái và trường Đại học Sư phạm 2 - đơn vị được phân công phụ trách bồi dưỡng giáo viên cho địa phương này - trở nên chặt chẽ, thường xuyên và toàn diện hơn.
Thông qua mạng lưới kết nối hỗ trợ chuyên môn do Chương trình ETEP hình thành, Sở GDĐT Yên Bái và các đơn vị trường học thường xuyên nhận được tư vấn, hỗ trợ kịp thời về chuyên môn từ trường sư phạm, các giảng viên sư phạm. Ngoài công việc liên quan đến bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình GDPT 2018, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 còn phối hợp giải quyết những vấn đề thực tiễn của giáo dục Yên bái; tư vấn, hỗ trợ những nhiệm vụ có tính định hướng, chiến lược. Những tư vấn, hỗ trợ này giúp nâng tầm và góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác chỉ đạo, quản lý chuyên môn của Sở cũng như chất lượng giáo dục của địa phương.
Hiện nay, Sở GDĐT Yên Bái đang phối hợp với trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tập huấn cho đội ngũ giáo viên cốt cán lớp 1, 2, 6 của tỉnh trong việc nghiên cứu xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường, kế hoạch tổ chuyên môn, kế hoạch bài dạy của giáo viên theo chương trình GDPT 2018, gắn với sách giáo khoa địa phương đã lựa chọn. Hoạt động này khiến đội ngũ nhà giáo của tỉnh rất hài lòng vì giúp các nhà trường, giáo viên vững vàng, tự tin hơn khi bước vào thực hiện nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
Phương Dung