Khó ngăn chặn quảng cáo game cờ bạc,óngănchặnquảngcáogamecờbạccácượctrênnềntảngxuyênbiêngiớkết quả montenegro cá cược trên Facebook hay Telegram
Những quảng cáo nở rộ và vi phạm pháp luật Việt Nam gần đây trên các nền tảng xuyên biên giới như Facebook, Telegram là quảng cáo game cờ bạc, cá cược.
Trên Facebook, nhiều người dùng cho biết các quảng cáo mời chơi game cờ bạc, cá cược liên tục xuất hiện trên tường khi họ lướt đọc các nội dung, mặc dù chưa bao giờ tìm kiếm hay chơi các game thuộc thể loại này. Đáng chú ý, trong thời gian dài vừa qua, các quảng cáo này đều xuất phát từ tài khoản có tên nước ngoài, chạy quảng cáo trực tiếp vào Việt Nam.
Trong khi đó, trên Telegram, các quảng cáo game cờ bạc lại xuất hiện trong các nhóm và kênh với lượng người tham gia vô cùng lớn, đặc biệt là các nhóm hay kênh có nội dung về tình dục, truyền bá văn hoá phẩm đồi truỵ… Các quảng cáo này đều được thực hiện một cách tự động thông qua bot và liên tục hiện ra theo các lệnh được cài đặt sẵn từ trước.
Theo anh Khôi Nguyễn, một người đang làm các dịch vụ trên mạng xã hội tại TP.HCM, rất khó để chặn các quảng cáo game cờ bạc, cá cược trên Facebook. Bởi nền tảng này đang cho phép cá nhân chạy quảng cáo các nội dung dạng này. Trước đây, các quảng cáo game cờ bạc, cá cược thường được các tài khoản quảng cáo ở trong nước thực hiện trên Facebook, nhưng giờ đây do sợ bị phạt, nên các dịch vụ này “lách luật” bằng cách thuê đội nước ngoài thực hiện. Chính vì thế, luật có cấm cũng không nổi, vì nền tảng vẫn đang cho chạy thoải mái.
Anh Nguyễn Thành Nam, một người đang làm marketing tự do cho một số dự án trên Telegram cũng chia sẻ, trên Facebook chặn đã khó, trên Telegram để chặn được quảng cáo game cá cược, cờ bạc còn khó hơn, bởi nó được thực hiện hoàn toàn tự động, rất khó để truy vết. Các bot đều được lập trình sẵn các lệnh chạy quảng cáo mà không cần sự can thiệp của con người, nên để biết ai là người chạy gần như là không thể.
Sẽ chặn các quảng cáo xuyên biên giới vi phạm pháp luật vào Việt Nam
Đây là một trong những nội dung đề xuất sửa đổi, bổ sung trong Luật Quảng cáo sửa đổi đã được Bộ TT&TT gửi đến Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch (cơ quan chủ trì soạn thảo Luật Quảng cáo sửa đổi) để hoàn thiện việc quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ quảng cáo trên mạng của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới.
Theo Bộ TT&TT, 15 ngày trước khi bắt đầu kinh doanh dịch vụ quảng cáo tại Việt Nam, các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới phải thông báo thông tin liên hệ với Bộ TT&TT.
Người kinh doanh quảng cáo trên mạng phải tiến hành xác minh danh tính của người quảng cáo. Lưu trữ thông tin, hồ sơ về hoạt động quảng cáo trong vòng 1 năm kể từ ngày cuối cùng quảng cáo được hiển thị.
Phải có giải pháp kỹ thuật kiểm soát và loại bỏ các sản phẩm quảng cáo vi phạm pháp luật Việt Nam trên hệ thống cung cấp dịch vụ; Lưu trữ các thông tin về quy tắc của phương thức phân phối quảng cáo, thuật toán phân phối quảng cáo được sử dụng để phát hành quảng cáo trên mạng Internet.
Về quy trình ngăn chặn, gỡ bỏ quảng cáo vi phạm trên mạng, theo Bộ TT&TT, đối với hoạt động quảng cáo trên mạng do các tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam, Bộ TT&TT là cơ quan tiếp nhận các thông báo về quảng cáo vi phạm pháp luật từ các bộ, ngành, địa phương và là đầu mối liên hệ, gửi yêu cầu xử lý quảng cáo vi phạm pháp luật cho tổ chức, cá nhân nước ngoài. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài không xử lý quảng cáo vi phạm theo yêu cầu mà không có lý do chính đáng, Bộ TT&TT sẽ thực thi các biện pháp ngăn chặn quảng cáo vi phạm pháp luật và thực hiện xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam.