- Đó là kết quả khảo sát do TS. Đỗ Văn Đoạt (Khoa Quản lý Giáo dục,ọcsinhcăngthẳngdoáplựcthicửty le anha Đại học Sư phạm Hà Nội) vừa công bố trong Hội thảo Tâm lý học đường Quốc tế lần thứ VI diễn ra từ ngày 1-2/8 tại Hà Nội.
Hội thảo Tâm lý học đường Quốc tế lần thứ VI diễn ra từ ngày 1-2/8 tại Hà Nội
Kết quả khảo sát 290 học sinh THCS và THPT cho thấy, hơn 90% học sinh đều khẳng định rằng, họ đã có các giai đoạn căng thẳng trong quá trình học thi chuyển cấp. Trong số đó, những học sinh được hỗ trợ tài chính nhiều lại căng thẳng hơn so với những học sinh không hoặc ít được hỗ trợ về tài chính.
Trả lời câu hỏi “Yếu tố nào ảnh hưởng đến căng thẳng của học sinh?”, TS. Đoạt cho biết, qua khảo sát có đến 65,5% học sinh được hỏi chia sẻ nguyên nhân gây căng thẳng đến từ việc học hành và 78,5% đến từ việc thi cử.
“Phần lớn học sinh cho rằng căng thẳng bắt nguồn từ những áp lực bên ngoài tác động đến công việc học hành, sức ép tâm lý, sự bất lực, không có khả năng ứng phó, khối lượng bài vở gia tăng và có kì vọng cao.
Số học sinh khác ví căng thẳng như là sự phá vỡ các thói quen thông thường, sự thiếu tập trung, nỗi thất vọng, phản ứng với môi trường nhiều áp lực, mất hứng thú, tự ti, trầm cảm,… Số ít học sinh lại nghĩ rằng, căng thẳng là vấn đề vượt quá sức chịu đựng về mặt cơ thể và tinh thần của cá nhân, làm cho cá nhân bị kiệt sức” – TS. Đoạt cho biết.
Dưới góc độ nhà nghiên cứu, TS. Đỗ Văn Đoạt chỉ ra rằng, căng thẳng là hiện tượng phổ biến, đương nhiên xuất hiện trong cuộc sống của bất cứ lứa tuổi nào. Tuy nhiên, xã hội càng phát triển nhanh càng đòi hỏi cao ở người học, tạo sức cạnh tranh lớn.
“Do đó, yêu cầu giáo dục một mặt định hướng tốt cho sự phát triển của học sinh, mặt khác, cần phải có những chiến lược ứng phó phù hợp nhằm ngăn chặn tình trạng căng thẳng có thể xảy ra ở học sinh” – TS. Đoạt khẳng định.
Cũng tại buổi Hội thảo, đã có gần 100 báo cáo của các nhà nghiên cứu xoay quanh các vấn đề nóng trong lĩnh vực tâm lý học đường.
Đại biểu trong Hội thảo Tâm lý học đường Quốc tế lần thứ VI
Đề cập đến áp lực tâm lý trong hoạt động học tập của học sinh lớp 9, Th.S Tâm lý học Nguyễn Thị Nguyệt (Trường Đại học Hoa Lư, Ninh Bình) cho biết, qua khảo sát, nguyên nhân chính gây nên áp lực tâm lý của học sinh là do cha mẹ hay so sánh với người khác (chiếm 85,39%), cha mẹ yêu cầu quá cao về kết quả học tập của con và áp đặt lịch trình mà không tính đến năng lực và điều kiện riêng của con em mình(chiếm 44,66%).
“Việc cha mẹ hay so sánh con em mình với bạn bè, những người có nhiều thành tích, những người nổi tiếng hoặc lạm dụng quyền lực cha mẹ áp đặt cho con vì mục tiêu công việc trong thời gian dài, đó là sự không tôn trọng con, dẫn đến mâu thuẫn trong quan hệ, ức chế trong đời sống tinh thần làm ảnh hưởng đến sự tập trung, trí nhớ, khả năng học tập của các em.
Ngoài ra, với mục tiêu “bằng mọi giá” phải đỗ vào lớp 10 trường công lập, việc thi vào lớp 10 còn quan trọng hơn thi đại học nên càng tạo áp lực tâm lý dẫn đến căng thẳng cho các em” – Th.S Nguyệt khẳng định.
Phát biểu tại Hội thảo “Vai trò của tâm lý học trường học trong việc đảm bảo sức khỏe tâm lý cho học sinh và gia đình”, ông Bùi Văn Linh, Phó Vụ trưởng Phụ trách Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên (Bộ GD&ĐT) cho biết, mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, Việt Nam có ít nhất 95% các trường THCS, THPT thành lập tổ tư vấn tâm lý hoạt động hiệu quả, thiết thực; đảm bảo 100% học sinh phổ thông được tham gia công tác tư vấn học đường bài bản, trách nhiệm. |
Thúy Nga
Sinh năm 1995, hiện tại Hải đang theo học chương trình tiến sĩ của ĐH Chicago (Mỹ). Mới đây, Hải còn được mời tham gia vào Hội đồng chấm thi của Cuộc thi Olympic Toán quốc tế tổ chức tại Romania.