Chị Thương kết hôn hai năm không có con,ôsinhdobiếnchứngbệsoi keo truc tuyen uống nhiều thuốc Đông Tây y không hiệu quả, đến Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội (IVF Tâm Anh) khám. Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Lệ Thủy, Trung tâm IVF Tâm Anh, cho biết sức khỏe người chồng bình thường, còn người vợ bị rối loạn kinh nguyệt, chụp X-quang cho thấy buồng tử cung ngấm thuốc không đều, bờ tử cung nham nhở. Bác sĩ kết luận chị Thương bị dính buồng tử cung, rối loạn phóng noãn sau mắc bệnh lao dẫn đến vô sinh.
Bệnh lao chủ yếu được biết đến với các biểu hiện ở đường hô hấp. Theo bác sĩ Thủy, thực tế, vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis có thể lây lan qua đường máu, hạch bạch huyết, từ phổi đến nhiều bộ phận khác trong cơ thể bao gồm hệ thống sinh sản, gây bệnh lao sinh dục (FGTB). Vi khuẩn lao có thể gây viêm nhiễm và tạo sẹo dính ở ống dẫn trứng, nội mạc tử cung, buồng trứng, ít gặp hơn là ở cổ tử cung, âm đạo, âm hộ. Ban đầu tổn thương không rõ ràng, diễn biến âm ỉ, sau đó mới hình thành các vết loét, hoại tử hoặc xuất huyết rồi tạo sẹo gây biến dạng cơ quan sinh sản, ảnh hưởng khả năng thụ thai.
Trường hợp chị Thương, thành tử cung ở hai mặt trước và sau dính lại với nhau, cản trở quá trình làm tổ của trứng đã thụ tinh, gây vô sinh. Nếu có thai, buồng tử cung bị dính cũng mất đi độ đàn hồi tự nhiên, thể tích buồng tử cung giảm, không đủ không gian cho thai nhi phát triển. Theo bác sĩ Lệ Thủy, dính buồng tử cung chiếm khoảng 5% trường hợp vô sinh nữ.
Ngoài ra, một số thuốc chống lao gây suy giáp, làm giảm khả năng sản xuất hormone tuyến giáp. Lúc này, quá trình rụng trứng bị cản trở, gây rối loạn kinh nguyệt. Nồng độ hormone sinh sản sụt giảm, kèm theo tổn thương sẵn có khiến niêm mạc tử cung không đạt độ dày thích hợp để giữ phôi thai, tăng nguy cơ sảy thai. "Khả năng sinh sản ở người bệnh lao sinh dục thấp, chỉ khoảng 19%", bác sĩ Thuỷ nói, thêm rằng bệnh cũng gây nguy cơ thụ tinh ống nghiệm (IVF) thất bại.