-Năm 2016 được đánh giá là năm phân khúc đất nền có sự tăng trưởng mạnh trở lại. Tuy nhiên,ạtdựánđấtnềntaitiếngnhấtnăbảng xếp hạng ogc nice gặp rc lens vẫn có nhiều dự án là hậu quả của giai đoạn khủng hoảng trước đây hoặc do doanh nghiệp làm ăn chụp giật gây ra tai tiếng.
Khách bị “kê giá”, chủ đầu tư và môi giới tố nhau
Dự án Gold Hill do Công ty Cổ phần Xây dựng Địa ốc Long Kim Phát làm chủ đầu tư, là tâm điểm của tranh chấp tay 3 giữa chủ đầu tư, môi giới và khách hàng thời gian qua.
Với quy mô 27,1ha, dự án Gold Hill được coi là một dự án tương đối hấp dẫn với vị trí đẹp, hạ tầng tiện ích đầy đủ. Tuy nhiên, kể từ khi hợp tác với Công ty Cổ phần Địa ốc Kim Phát để môi giới 133 nền còn lại, dự án này đã dính vào hàng loạt rắc rối.
Công ty Long Kim Phát cho biết, công ty ký hợp đồng môi giới với Công ty Kim Phát vào tháng 5/2016. Đến đầu tháng 9/2016, thông qua phản ánh của khách hàng, công ty nhận thấy đối tác Kim Phát đã vi phạm nhiều nội dung nghiêm trọng như: Trực tiếp thu của khách hàng tiền thanh toán chuyển nhượng quyền sử dụng đất, đưa mức giá cao hơn rất nhiều so với mức giá chủ đầu tư công bố nhằm thu lợi bất chính, cung cấp thông tin sai lệch về dự án cho khách hàng...
Về phía Công ty Kim Phát thì cho rằng, chủ đầu tư Long Kim Phát đơn phương “giam” hơn 6 tỷ tiền môi giới dựa vào tranh chấp giữa đơn vị môi giới và 1 số khách hàng là sai. Công ty Kim Phát cho rằng, đây là 2 chuyện này không liên quan đến nhau bởi những khách hàng này cũng chưa ký kết bất cứ điều khoản nào với phía Long Kim Phát.
Căng băng rôn, cầu cứu Bí thư Đinh La Thăng
Ngày 11/11, hàng chục khách hàng mua nền đất tại dự án Phú Gia Nhà Bè đã kéo đến Công ty Cotec Land giăng băng rôn yêu cầu sớm hoàn thành dự án, giao nền đất. Không những vậy, khách hàng còn gửi đơn cầu cứu Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng và các cơ quan chức năng.
Khách hàng căng băng rôn tại trụ sở Cotec Land |
Được biết, năm 2003 Công ty Cotec Land bắt đầu bán đất nền dự án cho khách hàng và hứa năm 2010 sẽ giao nền cho khách hàng xây nhà. Nhưng 13 năm qua dự án gần như bị bỏ hoang. Đến nay, dự án vẫn chưa “chốt” được số tiền sử dụng đất phải đóng là bao nhiêu. Điều này đã làm cho dự án bị đình trệ 13 năm nay và kéo theo đó là khách hàng không được giao nền để xây dựng nhà.
Không chỉ khách hàng mua nền đất, hiện nay thầu xây dựng của dự án cũng chịu cảnh khốn khổ tương tự khi bị Công ty Cotec Land nợ tiền thi công mấy tỉ đồng. Đại diện Cotec Land cho hay, hiện tiền sử dụng đất đang chờ thành phố duyệt giá, dự kiến đến cuối năm mọi thứ sẽ xong và công ty đóng số tiền này, công ty cũng đang bắt đầu làm tổng lực dự kiến đến cuối năm sẽ xong và bàn giao nền cho khách hàng. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là lời hứa, và mọi thứ vẫn còn chờ thời gian trả lời.
Khốn khổ vì dự án khủng “trùm mền”
Tại khu Đông, dự án khu dân cư 154ha phường Bình Trưng Đông - Cát Lái, quận 2 là dự án treo khủng, gây bức xúc nhiều năm qua. Nhiều chủ đầu tư phân lô bán đất thu tiền nhưng không hoàn tất công tác bồi thường, đầu tư hạ tầng, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân bị thu hồi đất lẫn khách hàng mua đất dự án.
Được biết, khu dân cư Bình Trưng Đông - Cát Lái được giao đất cho Công ty TNHH MTV Xây dựng Kinh doanh nhà Phú Nhuận làm chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật chính theo Quyết định 7446/QĐ-UB, từ năm 2001. Dự án này có 15 dự án thành phần do các công ty khác làm chủ đầu tư như Công ty Trường Thịnh, CTCP Xây dựng số 14, Công ty City Land, Tổng Công ty Bến Thành, Công ty Vạn Phát Hưng, Công ty Thái Sơn... Những công ty được giao các dự án thành phần có nghĩa vụ nộp tiền cho Công ty Phú Nhuận giải phóng mặt bằng, làm hệ thống hạ tầng kỹ thuật chính. Suốt 15 năm qua, dự án tổng thể vẫn dở dang, đầy cỏ dại, các dự án thành phần cũng chưa bồi thường xong cho người dân.
Tháng 12/2014, UBND TP.HCM đã thu hồi Quyết định 7446-UB, chấm dứt tư cách chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật chính đối với Công ty Phú Nhuận. Đây là động thái cứng rắn trong bối cảnh người dân bức xúc về hệ lụy của quy hoạch treo, dự án treo.
Đại diện Tổng Công ty Bến Thành, cho rằng, Công ty mong muốn giao nền sớm cho khách hàng, nhưng cái khó là dự án 154 ha Bình Trưng Đông không còn nhà đầu tư hạ tầng chính kết nối giao thông các khu dự án thành phần. Dự án lô 3 - tiểu khu D không có cơ sở pháp lý để tiếp tục đền bù giải phóng mặt bằng cho các hộ dân, dự án không có cơ sở giao đất cũng như tiếp tục thực hiện các thủ tục pháp lý cấp giấy chứng nhận cho khách hàng mua đất.
Được biết, tháng 4/2016, UBND TP.HCM đã giao UBND quận 2 làm việc với các chủ đầu tư tìm phương án khởi động lại dự án, tháo gỡ khó khăn trong công tác bồi thường. Qua đó, tính toán chọn nhà đầu tư thực hiện dự án cơ sở hạ tầng chính, lập phương án thực hiện lại dự án. Trong đó, có nghĩa vụ của các nhà đầu tư thành phần, trên cơ sở phương án bồi thường chung của toàn dự án đã được phê duyệt.
Quang Nam
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
TikTok ‘bẻ cong’ quy định vì người dùng VIP?
Uống say, bạn trai đưa vào nhà nghỉ, rồi... chốt cửa đi về
Bí quyết chu toàn Tết nội, Tết ngoại của những nàng dâu xa
6 điểm mới nổi bật trong Luật BHYT sửa đổi
Bất ngờ với vị khách mua 27 triệu đồng tiền sách, hóa đơn dài 1,9m ở TPHCM
Doạ ma hàng xóm, cô gái nhận cái kết thương tâm
Trào lưu cắm trại sang chảnh ở Trung Quốc
Bố hai con chinh phục thành công mẹ đơn thân, lần đầu gặp đã được hôn má
Vở kịch 'Cô gái và chiếc xe máy' thúc đẩy giao lưu văn hoá Việt
Chị em dâu 'khẩu chiến' trên mạng xã hội
BTV Thời sự 19h gây sốt khi giống diễn viên Bảo Thanh như hai chị em
Hoảng hốt với tâm thư 'Gửi em, bạn gái mới của chồng chị!'