Kết quả cuộc chiến kéo dài 15 tháng này là Israel chiếm được một vùng lãnh thổ rộng 6.700km2,ữngcuộcchiếnđẫmmáuvàvônghĩaởTrungĐôbóng đá anh đêm nay gồm Dải Gaza, bờ Tây sông Jordan của Jordan và khống chế Jerusalem. Gần 1 triệu người Palestine phải rời quê hương đi tị nạn. Quyết định số 181 ngày 29/11/1947 của Liên Hợp Quốc về việc thành lập Nhà nước Ảrập Palestine đã không được thực hiện và trở thành hữu danh vô thực.
Xe tăng thuộc lữ đoàn tăng thiết giáp số 8 Israel tham chiến năm 1948. Ảnh: Wikipedia |
Cuộc chiến tranh Trung Đông lần thứ hai liên quan đến vấn đề kênh Suez, sau khi Ai Cập quốc hữu hoá con đường thông thương huyết mạch này vốn do Anh và Pháp quản lí, cấm tàu thuyền Israel qua lại. Kết quả cuộc chiến (tháng 10/1956 đến tháng 3/1957), Anh và Pháp buộc phải rút quân khỏi lãnh thổ Ai Cập, quân đội Israel rút khỏi bán đảo Sinai và Dải Gaza.
Chiến tranh Trung Đông lần thứ ba (Cuộc chiến 6 ngày) diễn ra sau khi Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) được thành lập (tháng 5/1964), chủ trương thông qua đấu tranh vũ trang để giải phóng toàn bộ lãnh thổ Palestine.
Sau khi thực hiện thành công các hành động đánh lừa tình báo, mờ sáng ngày 5/6/1967, Israel bất ngờ phát động cuộc chiến “Tia chớp” tiến đánh 3 nước Ai Cập, Sirya và Jordan. Lực lượng phía các nước Ảrập do Ai Cập đứng đầu bị thiệt hại nặng. Israel chiếm Dải Gaza, Bờ Tây sông Jordan, toàn bộ thành phố Jerusalem, bán đảo Sinai và cao nguyên Golan. Tổng diện tích bị đánh chiếm là 39.859km2, rộng gấp hơn 3 lần lãnh thổ của Israel. Quốc hội Israel tán thành sáp nhập phần phía đông Jerusalem vào lãnh thổ Israel.
Xe tăng Israel trên cao nguyên Golan năm 1967. Ảnh: Wikipedia |
Ngay sau đó, Israel xúc tiến thành lập các khu định cư người Do Thái ở những vùng đất mới chiếm đóng.
Cuộc chiến tranh Trung Đông lần thứ tư giữa Ai Cập, Sirya với Israel bắt đầu ngày 6/10/1973, nổi tiếng với trận đấu xe tăng quy mô lớn nhất từ sau Thế chiến thứ hai, giữa Ai Cập và Israel tại bờ Đông kênh Suez. Gần 100 xe tăng Israel bị tiêu diệt. Sau khi được Mỹ viện trợ, Israel mở cuộc phản công. Phía Ai Cập bị thiệt hại nặng, Israel chiếm lại cao nguyên Golan. Ngày 23/10, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết ngừng bắn. Ai Cập, Sirya và Israel lần lượt kí với nhau các hiệp định đình chiến riêng rẽ.
Tháng 5/1974, Sirya và Israel thoả thuận cách li quân đội trên cao nguyên Golan. Sirya được trao trả phần đất họ bị mất trong cuộc chiến tranh trước đó. Năm 1979, Ai Cập và Israel kí hiệp ước hoà bình, tuyên bố chấm dứt tình trạng chiến tranh giữa hai nước, Israel đồng ý trả lại cho Ai Cập toàn bộ lãnh thổ họ chiếm đóng trước đó, thực hiện bình thường hoá quan hệ.
Cuộc chiến tranh Trung Đông lần thứ năm diễn ra sau khi các đơn vị vũ trang Palestine chuyển từ Jordan vào xây dựng căn cứ tại miền nam Lebanon. Từ Lebanon, du kích Palestine tiến hành các cuộc công kích vào các mục tiêu bên trong Israel. Trong khi đó, Israel vẫn theo đuổi mục tiêu tiêu diệt phong trào kháng chiến Palestine và thôn tính lâu dài lãnh thổ Palestine.
Ngày 4/6/1982, lấy cớ đại sứ của họ tại Anh bị sát hại, Israel cho không quân tiến công bộ chỉ huy và các căn cứ của PLO tại Lebanon. Các lực lượng vũ trang Palestine chống trả quyết liệt, song do thế yếu nên bị thiệt hại nặng nề, buộc phải rút đến các nước Ảrập khác. Tháng 6/1985, Israel rút khỏi Lebanon, nhưng vẫn duy trì ở miền nam nước này một vùng đệm an toàn khoảng 850km2, mãi đến tháng 5/2000 mới rút hoàn toàn. Trong cuộc chiến tranh lần thứ năm này, cả hai bên bị chết và bị thương gần 200.000 người, gần 2 triệu người Ảrập phiêu bạt đi nơi khác.
Xung đột quân sự Israel-Hezbollah năm 2006 kéo dài 34 ngày (từ 12/7 đến 14/8/2006) ở miền nam Lebanon và miền bắc Israel. Cuộc xung đột bắt đầu khi các chiến binh Hezbollah bắn rocket vào các thị trấn biên giới Israel như một hành động trả đũa cuộc tấn công bằng tên lửa chống tăng từ phía Israel ở hàng rào biên giới. Các cuộc phục kích của Hezbollah đã làm 3 binh binh sĩ Israel thiệt mạng, 2 người khác được cho là đã bị giết chết hoặc bị bắt.
Sau một nỗ lực giải cứu không thành công với 5 binh sĩ thiệt mạng, Israel mở các cuộc không kích quy mô lớn và bắn pháo vào các mục tiêu ở Lebanon làm hư hỏng cơ sở hạ tầng dân sự của Lebanon, gồm cả sân bay quốc tế Rafic Hariri mà Israel nói rằng Hezbollah sử dụng để nhập khẩu vũ khí, đồng thời phong tỏa không phận và hải phận Lebanon.
Hezbollah sau đó phóng nhiều rocket vào miền bắc Israel và đụng độ với quân đội Israel trong các trận chiến du kích. Cuộc xung đột đã làm thiệt mạng ít nhất 1.300 người, chủ yếu là công dân Lebanon, gây thiệt hại cho cơ sở hạ tầng dân sự Lebanon; khoảng một triệu người Lebanon và 500.000 người Israel phải sơ tán.
Ngày 11/8/2006, Hội đồng Bảo an thông qua nghị quyết 1701 yêu cầu “chấm dứt thù địch”. Lực lượng lâm thời Liên Hợp Quốc tại Lebanon (UNIFIL) được đưa vào miền nam Lebanon. Israel dỡ bỏ phong tỏa và rút phần lớn lực lượng khỏi Lebanon, nhưng một nhóm vẫn tiếp tục chiếm đóng ngôi làng Ghajar xuyên biên giới hai nước. Hai binh sĩ bị giam giữ được trao trả cho Israel vào ngày 16/7/2008 trong một đợt trao đổi tù binh. Tuy nhiên, Hezbollah không bị giải giáp, do vậy mầm mống xung đột vẫn còn hiện hữu.
Điểm giống nhau của các cuộc chiến tranh Trung Đông là không những không giải quyết được vấn đề cốt lõi là quan hệ Israel - Palestine, mà còn gây nên sự thù hằn giữa hai bên, gây những hậu quả nặng nề mà cho đến hôm nay vẫn chưa giải quyết nổi.
Nguyên Phong
Nhật báo al-Jarida của Kuwait trích dẫn một nguồn tin cấp cao hé lộ, Israel bị nghi là thủ phạm đứng sau các vụ tấn công hai cơ sở quân sự và hạt nhân của Iran trong một tuần trở lại đây.
顶: 962踩: 4
评论专区