Thị trường Hà Nội vẫn còn nhiều SIM rác
Dù cơ quan quản lý đã vào cuộc ráo riết,ĐạilýnhàmạngngangnhiênkíchhoạtSIMonlinechothuêbaomớlịch thi đấu cúp quốc gia tây ban nha tích cực, thế nhưng SIM rác, SIM kích hoạt sẵn vẫn tồn tại trên thị trường. Qua nhiều đợt khảo sát của VietNamNet, số lượng đại lý sai phạm đã giảm mạnh, nhưng vẫn có thể tìm mua được SIM rác.
Trong đợt khảo sát ngày 2/11, tại một điểm bán SIM trên phố Vũ Trọng Phụng (Thanh Xuân, Hà Nội), chủ đại lý đưa cho PV một quyển sổ để tự chọn, giá thành từng SIM sẽ dao động từ vài trăm nghìn đến cả triệu đồng, tùy vào độ “xấu đẹp” của dãy số.
Khi hỏi về cách thức kích hoạt, chủ cửa hàng cho biết: “Anh muốn kích hoạt SIM thì đợi em liên hệ nhân viên nhà mạng. Họ sẽ đến trực tiếp đại lý làm thủ tục”.
Với lý do đang có việc gấp, không thể chờ đợi, phóng viên chuyển sang hỏi mua loại SIM có thể sử dụng ngay (đã kích hoạt). Lúc này, chủ cửa hàng liền lấy ra một quyển sổ khác để người mua chọn số. Trong đó, bao gồm SIM số của cả 3 nhà mạng lớn là Viettel, VinaPhone, MobiFone với giá tiền dao động từ 170.000 đồng đến 1,2 triệu đồng.
Khi PV chọn mua một thẻ SIM Viettel đầu số 086, tra cứu thử thông tin, kết quả trả về cho thấy chủ thuê bao là một người phụ nữ tên Nguyễn Thị Loan, sinh năm 1988.
Thắc mắc về điều này, chủ cơ sở cho biết: “Đây là SIM đã kích hoạt từ trước. Anh nạp tiền là có thể sử dụng được luôn”. Để người mua yên tâm, người này còn khẳng định: “Em sẽ “bảo hành” tối đa 3 tháng cho anh. Trừ trường hợp anh làm mất thẻ SIM hoặc dùng SIM để quảng cáo rồi bị nhà mạng khóa”.
Không chỉ ở quận Thanh Xuân, 2 quận trung tâm Thủ đô là Ba Đình và Cầu Giấy cũng là những điểm "nóng" về tình trạng mua bán SIM rác, SIM kích hoạt sẵn.
Tại một đại lý SIM thẻ lớn trên đường Kim Mã (Ba Đình, Hà Nội), khi PV hỏi mua SIM, chủ cửa hàng đưa ra một tập SIM kích hoạt sẵn của nhiều nhà mạng khác nhau, bao gồm Viettel, MobiFone và VinaPhone, với giá 200.000 đồng cho SIM data và 120.000 đồng cho SIM nghe gọi.
Theo người này, các SIM rác này đều đã được kích hoạt sẵn từ trước đó, không phải đăng ký. "Nếu muốn đăng ký chính chủ, hiện cửa hàng chỉ bán SIM số, chưa được kích hoạt. Bạn phải đến nhà mạng kích hoạt giúp mình nhé”. “Từ 10/10, ở trên siết chặt nên mình không kích hoạt giúp bạn được nữa”, chủ cửa hàng cho hay.
Ở một đại lý khác, cũng trên tuyến đường này, theo ghi nhận của PV, việc bán SIM rác vẫn diễn ra công khai dù khi được hỏi, chủ cơ sở cho biết cửa hàng đang dần chuyển hướng sang bán SIM số đẹp.
"Anh có SIM rác của Viettel, VinaPhone, MobiFone và VNSKY. Giá SIM sẽ từ 90.000 - 120.000 đồng, không có tiền trong tài khoản đâu nhé", người này nói.
Tại một cửa hàng bán SIM lẻ trên đường Cầu Giấy (Hà Nội), PV cũng không gặp khó khăn khi muốn tìm mua SIM rác. SIM kích hoạt sẵn của VinaPhone và MobiFone đều có chung giá 120.000 đồng, muốn gọi phải nạp tiền. Nếu người dùng muốn SIM nghe gọi thoải mái, họ sẽ phải trả mức giá cao hơn, dao động từ 250.000 - 300.000 đồng.
Đại lý cùng nhà mạng kích hoạt SIM online
Để lập lại trật tự cho thị trường di động, xử lý dứt điểm tình trạng SIM rác, cuộc gọi, tin nhắn rác, Bộ TT&TT đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm đảm bảo yêu cầu bắt buộc các thuê bao mới được phát triển phải là thuê bao chính chủ.
Một trong số đó là việc yêu cầu các nhà mạng nghiêm chỉnh thực hiện ngừng bán SIM qua đại lý và dừng chuẩn hóa thông tin thuê bao qua hình thức online, nhằm tránh hiện tượng chính sách này bị lợi dụng để đăng ký thuê bao mới.
Chia sẻ với VietNamNet về vấn đề này, các nhà mạng đều khẳng định đã tuân thủ trong việc ngừng phát triển thuê bao tại hệ thống kênh đại lý. Bên cạnh đó, nhà mạng cũng đã dừng toàn bộ hoạt động phát triển thuê bao theo hình thức online. Tuy nhiên, thực tế thị trường lại không giống như những gì các doanh nghiệp viễn thông đã cam kết.
Theo khảo sát của VietNamNet, hiện vẫn còn tình trạng các chủ đại lý phối hợp cùng nhân viên nhà mạng để kích hoạt SIM online cho thuê bao mới. Trong khi, nếu làm đúng, các đơn vị này chỉ được bán SIM trắng, chủ thuê bao phải mang SIM đến đăng ký trực tiếp tại điểm giao dịch của các nhà mạng.
Trong vai người đi mua SIM, PV VietNamNetđã tiếp cận với một đại lý SIM thẻ trên đường Trương Định (Hai Bà Trưng, Hà Nội). Khi chọn mua thẻ SIM đầu số 096 của nhà mạng Viettel với giá 250.000 đồng, PV được yêu cầu đưa căn cước công dân để người bán tiến hành đăng ký.
Chủ đại lý chụp hình lại thẻ căn cước và người mua SIM, rồi dùng điện thoại gửi lên hệ thống để kích hoạt thông qua app chuyên dụng. Sau đó, người này đưa điện thoại để PV trực tiếp nói chuyện video call với tổng đài viên.
“Đây là nhân viên chuyên quản phụ trách địa bàn này. Chị đã đăng ký thuê bao cho em, nhưng phải chờ nhân viên chuyên quản phê duyệt thì SIM của em mới được kích hoạt. Nếu họ hỏi, em chỉ cần đọc số điện thoại vừa mua là xong”, chủ đại lý hướng dẫn.
Khi kết nối video call thành công, “nhân viên chuyên quản”, theo giới thiệu của chủ đại lý, là một người phụ nữ mặc áo sơ mi trắng, đeo micro gắn kèm tai nghe như tổng đài viên. “Anh đọc giúp em số SIM mình vừa mua”, người này chủ động cất lời. Sau khi PV làm theo, chỉ ít phút sau, thẻ SIM đã được kích hoạt.
Bằng cách tương tự, PV VietNamNet cũng đã mua và đăng ký thành công SIM của nhà mạng VinaPhone tại một đại lý trên phố Lương Khánh Thiện (Hoàng Mai, Hà Nội).
Ở điểm bán hàng này, người mua được đưa cho một tập catalogue để chọn số. SIM tại đây có nhiều mức giá khác nhau, dao động trong khoảng từ 200.000 đồng cho đến 5 triệu đồng tùy mức độ dễ nhớ của số điện thoại.
“Mua SIM phải đăng ký theo chứng minh thư em nhé. Anh kích hoạt luôn được cho em, nhưng chỉ SIM Viettel và VinaPhone thôi. MobiFone mấy hôm nay nhà mạng khóa nên anh không kích hoạt được”, chủ đại lý cho biết.
Sau đó, người này chụp ảnh người mua và căn cước công dân để nhập lên hệ thống bằng điện thoại. Ở bước tiếp theo, người mua phải xác thực với tổng đài viên bằng video call.
Tuy nhiên, khác với điểm đại lý trước, lần này PV không được trực tiếp nói chuyện với tổng đài viên, thay vào đó, chủ đại lý hướng camera sau điện thoại về phía người mua rồi chủ động trao đổi với nhân viên nhà mạng. Thẻ SIM VinaPhone được phê duyệt và kích hoạt thành công chỉ ít phút sau đó.
Tại một đại lý SIM thẻ nằm trên phố Kim Mã (Ba Đình, Hà Nội), khi hỏi “Có đăng ký chính chủ tại chỗ được không?” và được chủ cửa hàng xác nhận, PV cũng dễ dàng đăng ký và kích hoạt thành công SIM của nhà mạng MobiFone sau một vài bước xác thực bằng hình và video call.
Hiện Bộ TT&TT chưa chấp thuận hình thức kích hoạt SIM mới qua hình thức online. Bên cạnh đó, các đại lý không được kích hoạt SIM mới để tránh việc SIM rác bị tuồn ra thị trường gây nhiều hệ lụy cho xã hội.
Dừng chuẩn hóa thông tin thuê bao di động qua hình thức onlineCục Viễn thông (Bộ TT&TT) vừa có văn bản gửi các nhà mạng, thông báo dừng thử nghiệm triển khai chuẩn hóa thông tin thuê bao di động trực tuyến.