Tại các diễn đàn lớn do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO),ếgiớiđẩylùiviphạmbảnquyềnnhưthếnàbxh europa league 2023 Liên minh quốc tế các Tổ chức bảo vệ quyền tác giả và quyền nhà soạn nhạc (CISAC) tổ chức đã dành nhiều thời lượng để bàn thảo chuyên sâu về vai trò của công nghệ mới trong việc sáng tạo nội dung, quản lý tác quyền.
Nhiều quốc gia trên thế giới cũng ứng dụng thành công các giải pháp công nghệ nhằm chống lại các vi phạm về bản quyền.
Các tòa án internet của Trung Quốc - quốc gia có ngành công nghiệp bản quyền trực tuyến rất lớn (quy mô gần 1.000 tỷ USD) đang tăng cường ứng dụng các giải pháp dựa trên công nghệ blockchain trí tuệ nhân tạo và công nghệ dữ liệu lớn để bảo vệ các tác giả và nhà sáng tạo nội dung.
Ðể đẩy lùi vấn nạn vi phạm bản quyền, Nhật Bản cũng là một quốc gia đề ra nhiều biện pháp công nghệ cứng rắn và hiệu quả. Ðiển hình như, đối với các trang web có người quản lý, khi phát hiện vi phạm sẽ có yêu cầu xóa vi phạm được gửi đến người quản lý. Nếu người quản lý không thực hiện yêu cầu xóa vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự liên đới.
Ngoài ra, nước này cũng đang áp dụng các giải pháp công nghệ quan trọng khác như: Tự động tuần tra bằng vân tay, ngăn chặn triệt để các trang web xâm phạm...
Việt Nam bước đầu có các giải pháp bắt kịp xu hướng chung của thế giới. Ngày 17/2/2022, Hiệp ước WIPO về quyền tác giả (WCT) có hiệu lực tại Việt Nam đánh dấu việc Việt Nam chính thức tham gia sân chơi bảo vệ bản quyền quốc tế, thực thi các cam kết về bảo vệ bản quyền, trong đó có vấn đề bảo vệ bản quyền trên môi trường số.
Ngoài ra, hệ sinh thái bản quyền âm nhạc MCM ra mắt ngày 22/2/2022 được xây dựng bằng hai công nghệ: bảo vệ bản quyền Sigma DRM và đánh dấu bản quyền Sigma Watermarking cũng được kỳ vọng sẽ góp thêm giải pháp hữu hiệu trong lĩnh vực này. Việc bảo vệ tác quyền âm nhạc bằng công nghệ còn giúp đặt nền móng và là mô hình hiệu quả cho các lĩnh vực nghệ thuật khác học hỏi và làm theo.
Tại Việt Nam, việc ứng dụng công nghệ để giải bài toán bản quyền đã được đặt ra từ lâu, và bước đầu được thực hiện nhưng để công nghệ trở thành giải pháp chủ lực thì còn nhiều trở ngại. Trở ngại từ chính hạ tầng công nghệ của Việt Nam chưa đáp ứng tốt các yêu cầu để có thể ứng dụng những giải pháp công nghệ. Công nghệ blockchain được đánh giá là hiệu quả trong lĩnh vực bản quyền nhưng còn rất mới mẻ tại Việt Nam, chưa được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi trong vấn đề bảo hộ quyền tác giả.
Ngoài ra, trở ngại về mặt pháp lý cũng khiến nhiều cá nhân, đơn vị, tổ chức, DN lúng túng, chưa thật sự "mặn mà" với các giải pháp công nghệ. Hiện nay, pháp luật Việt Nam đã ghi nhận cho chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền áp dụng các biện pháp công nghệ.
Cụ thể, tại điểm a, khoản 1, Ðiều 198 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2019 quy định các biện pháp có thể áp dụng để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đó là: “Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ”.
Bên cạnh hạ tầng công nghệ, yếu tố con người cũng là trở ngại lớn, khi không phải đơn vị, tổ chức hay DN nào cũng có sẵn nguồn nhân lực có trình độ công nghệ để đón đầu các giải pháp, xu hướng mới. Ðặc biệt là nhân lực có đủ kỹ năng để xây dựng các mô hình ứng dụng cụ thể ở tổ chức, DN mình.
Hơn nữa, bản thân một số cá nhân làm sáng tạo cũng chưa nhận thức đúng vai trò của các giải pháp công nghệ, do đó, chưa có kỹ năng tự bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình bằng công nghệ. Bởi vậy khi phải đối diện vấn đề này, không ít người gặp khó khăn, lúng túng.
Thực tế đã chỉ ra rằng, ứng dụng các giải pháp công nghệ không chỉ là bài toán của tương lai mà ngay từ bây giờ, cần được tập trung đầu tư nghiên cứu để triển khai càng sớm càng tốt. Không chỉ nâng cấp hạ tầng công nghệ mà còn cần không ngừng cập nhật và nâng cấp các giải pháp công nghệ mới bởi công nghệ thay đổi từng ngày.
(Theo kinhtedothi)
Nhiều bài đăng trên Facebook story bị tắt tiếng vì vi phạm bản quyền âm nhạc
Nhiều người dùng Facebook tại Việt Nam phản ánh bị tắt tiếng vì âm nhạc trong các story (tin) của họ bị vi phạm bản quyền.