Trong video đầu tiên kể từ sau chiến thắng,ẽđắtgấpđôinếuđượcsảnxuấttạiMỹkết quả nam phi Donald Trump sẽ rút Mỹ ra khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) ngay ngày nhậm chức Tổng thống Mỹ 20/1/2017. Các hiệp định tự do thương mại như TPP và NAFTA đóng vai trò nổi bật trong thông điệp tranh cử của Trump. Dù TPP chưa có hiệu lực, Trump vẫn liên tục đổ lỗi cho NAFTA và các hiệp định khác vì đã đẩy quá nhiều việc làm ra nước ngoài và làm ảnh hưởng đến kinh tế Mỹ. Dù quyết định đưa việc làm về lại Mỹ được ủng hộ rộng rãi thì hàng hóa “made in U.S.A” rõ ràng đắt hơn nhiều so với tại các nước có lao động rẻ hơn như Trung Quốc, Việt Nam, Mexico. Nếu những sản phẩm được ưa chuộng như iPhone, tivi, giầy thể thao được sản xuất nội địa, giá của chúng sẽ tăng lên đáng kể. Dưới đây là thay đổi về giá của các sản phẩm nổi bật nếu được làm ra tại Mỹ: Trong chiến dịch tranh cử, Trump gợi ý chính quyền của ông sẽ buộc Apple phải lắp ghép máy tính và thiết bị tại Mỹ thay vì nước khác. Tờ Nikkei của Nhật tuần trước đưa tin đối tác Foxconn đang nghiên cứu khả năng chuyển một vài dây chuyền iPhone sang Mỹ. Song nếu điều đó xảy ra, nguồn tin của Nikkei cho biết giá iPhone có thể “tăng gấp đôi”. Marketplace cũng tính toán chi phí sản xuất của một chiếc iPhone “made in U.S.A” và đưa ra con số tương tự. Nếu tất cả linh kiện làm tại Mỹ, chi phí sản xuất bị đẩy lên tối đa 600 USD, tức là giá bán lẻ iPhone có thể lên đến 2.000 USD. Theo tính toán độc lập của MIT Technology Review, nếu iPhone được lắp ráp tại Mỹ nhưng linh kiện thu thập từ nước ngoài, chi phí sản xuất iPhone (hiện khoảng 230 USD) có thể tăng 5%. Tuy nhiên, nếu linh kiện được làm tại Mỹ (nguyên liệu thô mua ở nước ngoài), chi phí tăng thêm từ 30 USD đến 40 USD và ảnh hưởng đến giá bán lẻ. Dan Panzica, nhà phân tích trưởng của Outsourced Manufacturing Intelligence Service tại hãng nghiên cứu IHS Markit Technology, cho rằng cả ba tính toán trên đều chưa nhìn ra một vấn đề lớn hơn, đó chính là nhân lực. Panciza, người từng làm việc tại Foxconn, ước tính số lao động Trung Quốc cần thiết để sản xuất linh kiện và lắp ghép điện thoại là hơn 150.000 người. “Nếu gom tất cả mọi người tại GE, GM và Ford, vẫn còn thiếu 20% so với 4 nhà máy Foxconn. Thành phố nào lại chứa được nhà máy 60.000 người?”. Ngoài ra, Panzica bổ sung cơ sở hạ tầng để sản xuất các thiết bị này chưa bao giờ có tại Mỹ vì thế ý tưởng đưa dây chuyền iPhone quay lại đồng nghĩa với xây dựng toàn bộ mạng lưới sản xuất từ con số 0, vốn đã phát triển tại châu Á trong vài thập kỷ qua. “Để tái tạo loại cơ sở ấy tại Mỹ thực sự vô cùng vô cùng khó”, chuyên gia nhận định.iPhone