Ông Lê Văn Nào là Trưởng ban điều hành khu phố 1,ờimộngườithânđượcbồithườngmàsaohọcứchầnchừkeonhacasi phường Phú Hữu, Quận 9, TP.HCM. Hiện, ông đang cùng những người trong khu phố và lãnh đạo phường đi vận động thân nhân người mất di dời các ngôi mộ nằm bên đường, xen lẫn trong khu dân cư.
Ông Nào cho biết, nơi ông ở trước đây là nghĩa trang rộng lớn với hàng chục ngàn ngôi mộ nằm chen chúc nhau.
Từ khi nhận quyết định giải tỏa, di dời các phần mộ của UBND thành phố để phát triển khu dân cư, trường học, đường sá, nghĩa trang đã giải tỏa gần hết. Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều ngôi mộ nằm lác đác ở các tuyến đường, lẫn trong khu dân cư. Những phần mộ này đã có từ trước năm 1975.
Những ngôi mộ nằm xen lẫn với những căn nhà phố ở khu phố 1, phường Phú Hữu, Quận 9. |
‘Lúc mới nhận quyết định di dời mộ trong khu nghĩa trang, không ai đồng ý hết. Họ nói, mồ mả ông bà, người thân từ xưa đã nằm yên ở đó, giờ dời đi sẽ ảnh hưởng.
Gia đình tôi cũng có 10 ngôi mộ của người thân trong nghĩa trang. Khi nghe tôi nói về quyết định, ai cũng một mực từ chối. Nhưng tôi là trưởng ban điều hành khu phố thì phải đi đầu để người dân họ noi theo’, ông Nào nhớ lại. Ông liên tục họp bàn gia đình, nói ra những bất cập khi các phần mộ của người mất nằm xen lẫn trong khu dân cư, rồi về tương lai quỹ đất không còn.
Còn đây là những ngôi mộ nằm bên đường đi vào khu dân cư. |
‘Tôi còn nói, bốc mộ xong sẽ được bồi thường 15 triệu đồng/ngôi mộ nữa. Nhưng tôi phải họp gia đình rất nhiều lần mới được đồng ý’, người đàn ông gốc Sài Gòn kể. Ông cũng cho biết, bốc các phần mộ của người thân xong, ông mang đi hỏa táng rồi mang ra sông thả.
Việc trong gia đình giải quyết xong, ông Nào đi đến từng hộ có người mất nằm trong nghĩa trang vận động họ thực hiện quyết định. ‘Ủy ban phường đã thành lập một đoàn, các thành viên là những người có tiếng nói, tiên phong trong việc di dời để đi vận động bà con. Nhưng đây là vấn đề tâm linh nên rất khó khăn. Mình đến nhà người ta yêu cầu họ chấp hành mệnh lệnh là không được’, ông Nào bày tỏ.
Ông cho biết, từ khi ủy ban thành phố có quyết định giải tỏa nghĩa trang, mãi đến hơn 5 năm sau thì việc di dời các phần mộ người mất mới gần hết. ‘Người dân nhìn thấy trường học, trạm xá, đường đổ bê tông hình thành, họ mới chấp thuận’, ông Nào nói.
Hiện ở phường Phú Hữu còn một vài nghĩa trang nhỏ do là đất của tư nhân và những phần mộ nằm xen lẫn trong các căn nhà phố, bên vệ đường vì thân nhân người mất chưa chấp thuận.
‘Mộ người mất nằm xen lẫn trong khu dân cư sẽ ảnh hướng đến cuộc sống, ô nhiễm môi trường, nguồn nước. Tôi rất mong các thân nhân người quá cố hãy nghĩ đến những chuyện lâu dài, đến văn minh đô thị, đến những tiện ích của cuộc sống.
Ngày xưa, dân thưa, đất ở nhiều thì việc chôn cất người mất là đúng. Bây giờ, đô thị hóa ngày càng phát triển, tôi nghĩ, chúng ta nên ủng hộ việc hỏa táng. Hỏa táng sẽ tiết kiệm rất nhiều, con cháu không phải vất vả hương khói’, ông Nào nhắn nhủ.
Ông cũng cho biết, mỗi một ngôi mộ sau khi di dời sẽ được hưởng bồi thường khoảng từ 15-20 triệu đồng/mộ. Sau khi di dời, thân nhân người mất có thể chuyển về nghĩa trang tập trung, hoặc hỏa táng gửi vào chùa hay rải ra sông.
'Theo quan điểm và trải nghiệm của riêng tôi thì bốc mộ là một thứ cực hình' - PGS.TS Bùi Xuân Đính nêu quan điểm.