6 năm sau,–Niềmtinvàsựvôcảkeobong da tv nhiều thứ đã thay đổi, đặc biệt là khi "quả bom" Cambridge Analytica bị phanh phui đã làm đổ vỡ hết những gì Mark cam kết trước đó. 50 triệu tài khoản người dùng Facebook bị lộ lọt thông tin, dữ liệu của họ bị mang đi bán chác phục vụ cho mưu lợi kinh tế và chính trị.
Không phải Facebook không biết đến việc thu thập dữ liệu của ứng dụng bên thứ ba có tên Thisisyourdigitallife. Ứng dụng này được phát triển bởi Aleksandr Kogan - giảng viên tại Đại học Cambridge – vào năm 2014 nhằm khảo sát ý kiến với con số ban đầu là 270.000 người. Tuy nhiên, sau khi được Aleksandr Kogan chuyển nhượng lại cho công ty phân tích dữ liệu Cambridge Analytica, thì việc khai thác dữ liệu người dùng Facebook thông qua ứng dụng trên đã dần được mở rộng lên đến 50 triệu người dùng. Facebook đã phát hiện thương vụ bán chác này vào năm 2015 và đã yêu cầu Cambridge Analytica xóa các dữ liệu. Nhưng trên thực tế, Cambridge Analytica đã không xóa hết, mà còn một lượng dữ liệu không nhỏ tồn tại đến ngày 17/3/2018, thời điểm mà Facebook đã ngưng dịch vụ đối với Cambridge Analytica.
Đặt niềm tin vào Facebook cho nên hàng tỉ người dùng mới sử dụng mạng xã hội này. Nhưng niềm tin ấy đã bị Facebook làm đổ vỡ bởi sự thờ ơ xem nhẹ hay nói chính xác hơn là Facebook đã không mạnh tay với Cambridge Analytica khi đã phát hiện vụ việc, và đó chính là một thái độ vô cảm đối với quyền lợi của người dùng.
Có đến hàng ngàn ứng dụng được phép thu thập dữ liệu người dùng trên mạng xã hội Facebook trong thời gian qua chứ không chỉ có mỗi Thisisyourdigitallife. Thế nhưng tới thời điểm này thì Thisisyourdigitallife là "đồng chí bị lộ" cỡ bự duy nhất với bàn tay của Cambridge Analytica nhúng vào thu thập, phân tích và bán chác dữ liệu của những 50 triệu người dùng Facebook. Ứng dụng nào, mạng xã hội nào mà chẳng thu thập, phân tích và sử dụng dữ liệu người dùng. Nhưng việc sử dụng dữ liệu người dùng cho bản thân doanh nghiệp thu thập và việc mang dữ liệu đó đi bán chác là hoàn toàn khác nhau.
Hãy xem người dùng đã mang lại gì cho Facebook những năm vừa qua. Năm 2012 khi Facebook tiến hành IPO, mạng xã hội này có khoảng 900 triệu người dùng, cổ phiếu lên sàn ở mức 38USD, với vốn hóa doanh nghiệp đạt 104 tỉ USD. Còn trước thời điểm vỡ lở vụ Cambridge Analytica, giá cổ phiếu của Facebook trên mức 180USD, với vốn hóa doanh nghiệp hơn 500 tỉ USD. Riêng Mark Zuckerberg, từ ngày Facebook được IPO thì tài sản của vị CEO này đã không ngừng tăng lên đưa Mark lọt vào Top 5 người giàu nhất thế giới trên sàn chứng khoán.
Cũng 6 năm qua, Facebook dần dần thâu tóm thị trường quảng cáo trực tuyến trên thế giới. Facebook hất cẳng Google khỏi vị trí số 1, giành "phần sư tử" trong "chiếc bánh" giá trị thị trường quảng cáo trực tuyến 83 tỉ USD riêng tại Mỹ. Một đơn cử gần gũi hơn là, tại Việt Nam, từ chỗ không có số má gì Facebook dần khẳng định và lên vị trí số 1 về thị phần quảng cáo trực tuyến, cùng với Google chia phần đến hơn 80% thị trường này.
Tất nhiên, những thứ mà người dùng mang lại cho Facebook cũng chính là những thứ Facebook đã làm được, thậm chí là làm giỏi và làm hơn người. Đó là một mối quan hệ có lợi ích hai chiều tác động qua lại. Nhưng chúng ta cũng rất dễ dàng thấy rằng, khi ngày càng lớn mạnh và trở thành mạng xã hội số 1 hành tinh với trên 2,1 tỉ người dùng, Facebook đã quay lại không ngừng chèn ép người dùng, chèn ép các đối tác để gia tăng nguồn thu quảng cáo. Nhưng họ, trong cơn say của chiến thắng và sự ép uổng đó, lại vô cảm đối với việc bảo vệ dữ liệu người dùng. Không phải là Facebook trực tiếp để bị lộ lọt thông tin người dùng từ kho tài nguyên dữ liệu của mình, mà họ đã thờ ơ để cho dữ liệu của người dùng bị bên thứ ba thu thập một cách thoải mái trên môi trường mạng xã hội của họ, để rồi phân tích và bán chác cho bên thứ tư phục vụ cho các mục đích không hề vì lợi ích của người dùng.
Cho dù Facebook bị "thổi bay" gần 60 tỉ USD và Mark Zuckerberg bị mất đi 5 tỉ USD trên sàn chứng khoán sau mấy phiên giảm vì xìcăngđan, nhưng cũng không thể sánh được với sự đổ vỡ niềm tin của người dùng đối với Facebook. Người dùng Facebook lúc này đang bị tổn thương và sử dụng Facebook trong một trạng thái ngờ vực, bất an về nhà cung cấp dịch vụ này hơn bất cứ lúc nào hết. Một kiểu tâm lí "bỏ thì thương, vương thì tội" cho dù phong trào kêu gọi "bỏ Facebook" với hashtag #deletefacebook đang được lan truyền khá rộng rãi.
Với Facebook, người dùng là "thượng đế" nhưng đã là những "thượng đế nghiện ngập" sâu trong thế giới ảo và khó mà thoát ra được. Một tình trạng ứng xử rất chung của người dùng Facebook hiện nay là: dù niềm tin vào Facebook đã lung lay nhưng họ không nỡ bỏ hay xóa tài khoản vì thấy tiếc, thấy uổng. Song còn một lí do rất quan trọng khác là, 50 triệu tài khoản bị lộ lọt kia đã "trừ tôi ra", vì thế những người không nằm trong số gần 5% tài khoản bị thu thập dữ liệu mang đi bán chác kia cũng chưa bức xúc tới mức tự "cắt nghiện" Facebook với chính mình.
(责任编辑:World Cup)
Bắt đối tượng lừa làm thủ tục du học Mỹ, chiếm đoạt hơn 8 tỷ đồng
Trần Quyết Chiến: "Tôi nỗ lực khắc phục nhược điểm để vô địch ở Hà Lan"
Các tay vợt Việt Nam thi đấu tốt tại giải quần vợt vô địch U14 ITF châu Á
Kẻ ngáo đá xách dao chém chết 2 người
Sau The Masters, Tiger Woods vẫn không chắc sẽ dự các giải trên PGA Tour
Man Utd sa thải huấn luyện viên Erik Ten Hag
Vắng mặt ở Paris Masters, Djokovic vẫn sáng cửa dự ATP Finals
MC Thụy Vân lên sóng VTV sau tin đồn nghỉ việc
Tuyển futsal Việt Nam chốt đội hình dự giải Đông Nam Á 2024
Các bài thuốc dân gian chữa viêm tai giữa hiệu quả
Đội tuyển golf Việt Nam chỉnh thước ngắm cho SEA Games