Ngày 29/6,ídoHồngquânLiênXôthấtbạitronggiaiđoạnđầuChiếntranhVệquốmu vs li Thủ đô Minsk của Belarus thất thủ. Ngày 30/6, hơn 20 vạn trong số hơn 60 vạn quân còn lại của PDQ Miền Tây thoát khỏi vòng vây lui về phía sau lập tuyến phòng thủ mới. Quân Đức tiến đến sát chân tường Thủ đô Moscow.
Hồng quân Liên Xô diễu hành trên Quảng trường Đỏ năm 1941. Ảnh: Word Press |
Chủ quan, mất cảnh giác
Thực ra từ rất sớm, Ban lãnh đạo Liên Xô nhận thức rằng chiến tranh với Đức không chóng thì chầy sẽ diễn ra. Nhà lãnh đạo Stalin từng chia sẻ với Thủ tướng Anh-Winston Churchill: “Tôi biết chiến tranh sẽ nổ ra, nhưng tôi tin có thể làm nó chậm lại”. Chính vì “biết”, Stalin đã quyết định ký với Đức hiệp ước hòa bình (Hiệp ước Molotov-Ribbentrop) để “làm chậm lại” và có thêm thời gian chuẩn bị. Tuy nhiên, khi chiến tranh bùng phát thì Liên Xô vẫn bị bất ngờ và công tác chuẩn bị vẫn chưa hoàn tất.
Tháng 12/1940, điệp viên Richard Sorge được Cục tình báo Hồng quân (GRU) cài cắm ở thủ đô Tokyo, Nhật Bản báo cáo, phát xít Đức đã lên kế hoạch tấn công Liên Xô sau khi kết thúc chiến sự ở Tây Âu. Tuy nhiên, do chưa có những tin tình báo khác để phối kiểm nên lãnh đạo cấp cao không tin vào báo cáo quan trọng này.
Ngày 1/6/1941, Sorge gửi bức điện: “Đức sẽ tấn công Liên Xô vào nửa sau của tháng Sáu. Đòn đánh mạnh nhất sẽ được thực hiện bên cánh trái của quân Đức”.
Tiếp đó, ngày 15/6/1941, nhà tình báo vĩ đại báo cáo thời điểm cụ thể là quân Đức sẽ mở màn chiến dịch Barbarossa tấn công Liên Xô vào ngày 22/6/1941. Hai ngày sau, ngày 17/6, điệp viên mật danh Rado cũng gửi về Moscow tin tình báo có nội dung tương tự.
Ngày 21/6, họp Bộ Chính trị, Giám đốc GRU-Golikov đã có trong tay không chỉ phiên hiệu, mà cả tên tuổi từng viên chỉ huy những đơn vị quân Đức tập kết tại khu vực sát biên giới Liên Xô. Tuy nhiên, Đô đốc Golikov lại khẳng định rằng quân Đức chưa chuẩn bị đầy đủ để tấn công Liên Xô vì còn thiếu… 6 triệu áo lông cừu để đối phó với mùa đông nước Nga.
Chưa đầy 10 tiếng đồng hồ sau, quân Đức mở màn chiến dịch tấn công Liên Xô.
Lạc hậu về tác chiến, vũ khí trang bị
Cần phải nói ngay rằng, Bộ chỉ huy Đức xác định đây là mũi tấn công chính và đã tập trung binh lực dày đặc. Do vậy, ưu thế về quân số và vũ khí của Đức đều quá vượt trội so với Hồng quân Liên Xô. Kế hoạch Barbarossa tấn công tiêu diệt Liên Xô trong vòng bốn tháng được Hitler phê chuẩn ngày 18/12/1940 đã huy động 3/4 quân số của quân đội Đức cùng với quân đội nhiều nước đồng minh tại châu Âu, chỉ để lại 1/4 quân số ở Tây Âu và Bắc Phi.
Tổng cộng, phía Đức và đồng minh có khoảng 5 triệu binh sĩ, 190 sư đoàn, 5.000 xe tăng và 4.950 máy bay. Nhiệm vụ đặt ra của quân Đức là trong năm 1941 phải bao vây và tiêu diệt quân chủ lực Hồng quân Liên Xô, không cho rút sâu vào nước Nga. Đến trước mùa đông năm 1941, quân đội Đức phải hoàn tất việc đánh bại Liên Xô.
Tuy nhiên, nguyên nhân chủ quan là Hồng quân vẫn còn áp dụng học thuyết quân sự lỗi thời. Học thuyết quân sự của Liên Xô thời đó đề cao quá mức yếu tố tinh thần - chính trị, không đánh giá đúng vai trò cực kỳ quan trọng của chiến thuật hiện đại, đòi hỏi Hồng quân đánh trực diện thay vì tiến hành các mũi thọc sâu bao vây chia cắt tiến tới tiêu diệt quân địch như quân Đức đã thực hiện rất thành công trong Kế hoạch Babarossa.
Các cấp chỉ huy Hồng quân Liên Xô, từ sĩ quan sơ cấp đến Tổng Tham mưu trưởng, Bộ trưởng Quốc phòng đều không dự đoán nổi chiến thuật, cường độ, mật độ tấn công mãnh liệt ngay từ giờ phút đầu chiến tranh của quân Đức và vẫn nghiêng về trận địa chiến.
Trong khi đó, cơ quan tham mưu Hồng quân lại sai lầm trong việc xây dựng các khu vực phòng thủ. Các khu phòng thủ quá sát biên giới, dàn hàng ngang không có chiều sâu nên rất dễ dàng bị đối phương đánh thọc sâu bọc sườn và bao vây ngay từ đầu. Hình thế chiến dịch bất lợi này đã được Bộ Tổng tham mưu Hồng quân Liên Xô nhiều lần đề cập, nhưng do nhiều nguyên nhân mà việc tái bố trí đã không được thực hiện.
Lớp sĩ quan chỉ huy Hồng quân Liên Xô sau đợt thanh trừng hồi những năm 1930 chưa tích lũy đủ kinh nghiệm, kiến thức và bản lĩnh chỉ huy.
Cuối cùng, trang bị vũ khí của Hồng quân quá lạc hậu so với quân Đức. Mặc dù trong giai đoạn hai năm hòa hoãn với Đức, công nghiệp quốc phòng của Liên Xô có bước phát triển vượt bậc. Đến thời điểm 22/6/1941, Hồng quân Liên Xô đã được trang bị hơn 7.000 xe tăng, tăng quân số 2,3 lần, pháo và súng cối tăng 2,1 lần và máy bay chiến đấu tăng 2,4 lần, song vẫn còn tụt hậu khá xa so với quân Đức.
Tất cả những sai lầm, yếu kém này đã được Liên Xô khẩn trương khắc phục để rồi cuối cùng làm nên chiến thắng vĩ đại trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc, bảo vệ vững chắc Tổ quốc XHCN và giải phóng nhân loại khỏi ách phát xít.
Nguyên Phong
Sergei Krikalev bị "bỏ rơi" trên trạm vũ trụ Mir, và ngày được trở về, đất nước Liên Xô của ông đã không còn tồn tại.