您的当前位置:首页 >Thể thao >Quảng Bình: Thiếu phòng, học sinh mầm non phải “thường trú” ở nhà văn hóa thôn_cúp c1 châu au 正文
时间:2025-01-26 03:12:30 来源:网络整理编辑:Thể thao
Tin thể thao 24H Quảng Bình: Thiếu phòng, học sinh mầm non phải “thường trú” ở nhà văn hóa thôn_cúp c1 châu au
Trường có 9 điểm thì 7 điểm đã phải “thường trú” tại nhà văn hóa thôn và phòng của trường tiểu học. Có hai lớp phải học chung trong một nhà văn hóa,ảngBìnhThiếuphònghọcsinhmầmnonphảithườngtrúởnhàvănhóathôcúp c1 châu au cô phải ngăn làm đôi bằng những tấm tôn mỏng, lớp này học thì lớp kia ra sân chơi…
Nhà văn hóa ngăn đôi
Trường mầm non xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) có tất cả 9 điểm trường với 27 phòng học, năm học 2016 - 2017 có tất cả 871 học sinh. 9 điểm trường nhưng đã có 7 điểm các cô phải đi mượn thêm nhà văn hóa thôn và phòng của trường tiểu học làm nơi học tập cho các cháu.
Điểm trường mầm non ở thôn Gia Tịnh, ngoài phòng học kiên cố các cô phải mượn thêm nhà văn hóa cho 2 lớp học |
Ngoài điểm trường chính trung tâm ở thôn Xuân Tiến, 8 điểm còn lại gồm Hà Lời- Phong Nha, Xuân Sơn, Gia Tịnh, Na, Trằm, Mé, Cù Lạc I, Cù Lạc II hiện tại đang phải mượn thêm nhà văn hóa thôn, riêng tại khu vực trung tâm, Ban giám hiệu nhà trường phải mượn 2 phòng học của trường tiểu học cho 67 cháu từ 4 đến 5 tuổi làm nơi học tập.
Cô Trần Thị Nhung, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Từ 16 lớp học năm 2012, đến năm 2017 trường đã tăng lên 29 lớp. Số lượng học sinh tăng rất nhanh, năm học này trường thiếu 11 phòng học mới. Mặc dù chính quyền các cấp rất quan tâm, trăn trở nhưng việc đầu tư một lúc nhiều phòng thế này rất khó, vì thế nên hằng năm chỉ có thể hỗ trợ lần lượt cho từng cấp học một”.
Hai lớp học ở nhà văn hóa thôn Gia Tịnh |
Gia Tịnh là một trong 7 điểm trường học sinh phải “thường trú” tại nhà văn hóa thôn, ngoài một phòng học cho trẻ 5-6 tuổi với 34 học sinh thì các cô giáo ở đây phải ngăn nhà văn hóa để làm nơi dạy và học cho 2 lớp 4-5 tuổi, một lớp 33 cháu và một lớp 36 cháu.
Vì chỉ có một phòng nên trường phải dùng vách tôn mỏng để ngăn lớp, khiến cho việc dạy học và quản lí trẻ rất khó khăn. “Trẻ hiếu động chạy từ lớp này sang lớp kia, cô giáo lớp này giảng bài vang sang cả lớp bên cạnh nên chúng tôi linh động, cứ lớp này học thì lớp kia ra chơi trò chơi ngoài sân. Nhà văn hóa thôn cũng xây dựng đã lâu, hệ thống điện sáng, cửa sổ, mái lợp hư hỏng, xuống cấp..., rất thiếu an toàn cho trẻ” - cô Trần Thị Thảo, giáo viên dạy tại đây chia sẻ.
Cùng một độ tuổi, nhưng các cô phải ưu tiên trẻ sinh đầu năm
Hai thôn Xuân Sơn và Gia Tịnh nằm phía bờ bắc sông Son, hiện nay ở đây đã có đến 422 học sinh, tuy nhiên nhiều phụ huynh cho biết số lượng trẻ phải ở nhà còn rất nhiều, như thôn Gia Tịnh có 103 trẻ được đi học mầm non thì có hơn chừng đó số lượng trẻ phải ở nhà.
Tấm tôn mỏng có dán những hình thù ngộ nghĩnh được dùng làm vách ngăn giữa hai lớp, những lúc học là các cô phải đóng lại |
“Chỉ ở 2 điểm chính mới có nhà trẻ, thôn Na thì trẻ 3 tuổi chưa có em nào được đi học vì không có phòng mà số lượng trẻ 4-5 tuổi đã 44 em. Còn ở những điểm khác chúng tôi phải ưu tiên những cháu 4 tuổi được sinh vào những tháng đầu năm đi học trước, những cháu sinh vào tháng cuối năm đành ở nhà chờ năm học tới” - cô Nhung cho biết thêm.
“Đầu năm học, gia đình tôi có đưa con gái Nguyễn Thủy Tiên (4 tuổi) đến đăng kí nhưng vì lớp quá đông, phòng học chật chội nên cô giáo bảo thông cảm cho cháu ở nhà” - chị Nguyễn Thị Hiếu ở thôn Gia Tịnh cho hay.
Muốn đến phòng Ban giám hiệu, phải đi qua phòng học của các cháu |
Phòng học và cơ sở vật chất ở các điểm lẻ thiếu đã đành, ngay điểm trường chính tại trung tâm xã, tất cả các phòng đều ưu tiên dùng làm lớp học cho trẻ mà vẫn cứ thiếu. Ban giám hiệu nhà trường linh động lấy thêm phòng chờ rộng chừng 10m2, phòng Ban giám hiệu để mở lớp.
Ban giám hiệu có tất cả 67 giáo viên, mỗi lần có họp hành đều phải chen chúc nhau trong không gian chật chội vốn là hành lang phía sau lớp học của trẻ được cải tạo, che chắn lại làm phòng chung. Muốn đến phòng Ban giám hiệu, phải đi xuyên qua lớp học của các cháu.
Phía trong phòng chung của các cô, từ hiệu trưởng, hiệu phó đến nhân viên |
Theo quy định, mỗi lớp học sẽ có 35 cháu đối với mẫu giáo lớn, 30 cháu mẫu giáo nhỡ và 25 cháu độ tuổi mẫu giáo bé - nhà trẻ, nhưng ở các lớp học tại các điểm trường mượn nhà văn hóa, số lượng trẻ đều vượt. Nguyện vọng của nhà trường hiện nay là có thêm 11 phòng học trong năm học 2017 - 2018.
Theo ông Trần Quang Vũ, chủ tịch UBND huyện Bố Trạch thì hiện nay huyện đang làm thủ tục về đầu tư xây dựng cơ bản. “Vì ngân sách huyện cũng có hạn nên chúng tôi cũng cố gắng để xây cho các cháu khoảng 3 đến 4 phòng học mới trong năm nay” - ông Vũ cho biết thêm.
Hải Sâm
600 gôn thủ tranh tài tại Sầm Sơn2025-01-26 05:05
Phường đoàn An Bình, Tx.Dĩ An: Tổ chức chương trình “Nghĩa tình hậu phương”2025-01-26 04:52
TP.Thủ Dầu Một: Trao tặng trang thiết bị nội thất cho các gia đình chính sách2025-01-26 04:36
Lãnh đạo tỉnh tiếp Tổng lãnh sự Liên bang Nga tại TP.Hồ Chí Minh2025-01-26 04:33
Em thông cảm, cuối tuần anh phải về với vợ2025-01-26 04:23
600 trường hợp tự tháo gỡ, xử lý lập lại trật tự đô thị2025-01-26 04:03
Viết tiếp những kỳ tích!2025-01-26 03:43
Đảng bộ Bàu Bàng: Khi ý Đảng hợp lòng dân2025-01-26 03:26
BĐS phía Đông TP.HCM2025-01-26 03:23
Đoàn khối Các cơ quan tỉnh: Đạt kết quả cao trên nhiều mặt hoạt động2025-01-26 03:13
VNPT đã phát sóng 380 trạm 4G tại Vũng Tàu, Hà Nội, TP.HCM2025-01-26 05:31
Hội nghị trực tuyến đánh giá việc đo lường, xác định chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức2025-01-26 05:25
Khu phố Tân Phú I, phường Tân Bình, TX.Dĩ An: Đoàn kết thực hiện các phong trào thi đua2025-01-26 05:21
Tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn đạt trên 96%2025-01-26 05:03
Nhận định, soi kèo Al Rustaq vs Sohar Club, 22h45 ngày 23/1: Thất vọng chủ nhà2025-01-26 04:48
Ngày hội thanh niên Bình Dương “Vì một đô thị xanh” lần 4 năm 20162025-01-26 04:38
Phường Phú Cường, TP.Thủ Dầu Một: Tổ chức đối thoại, lắng nghe ý kiến nhân dân2025-01-26 04:19
Chú trọng công tác phối hợp2025-01-26 04:06
Người đẹp 9X mang khẩu trang khi nhận vương miện2025-01-26 03:21
Khi lòng dân đồng thuận2025-01-26 03:20