Thực trạng ngành game Việt: Vẫn làm giàu cho nước ngoài_bảng xếp hạng tây ban nha la liga

作者:World Cup 来源:Nhà cái uy tín 浏览: 【】 发布时间:2025-01-10 07:05:31 评论数:

Hàng năm,ựctrạngngànhgameViệtVẫnlàmgiàuchonướcngoàbảng xếp hạng tây ban nha la liga người ta vẫn nghe báo cáo tổng kết ngành game Việt với những con số và kết luận hết sức to tát như: Việt Nam hiện nay là thị trường game lớn nhất khu vực Đông Nam Á, Doanh thu thị trường game đạt xx triệu USD, Việt Nam lọt top 50 quốc gia đạt doanh thu cao nhất ngành game...

Tuy nhiên, thực chất của những con số này là gì? Và ngành sản xuất game Việt Nam đang đứng ở đâu trên thị trường game thế giới và ngay cả chính thị trường trong nước?

Những con số ấn tượng

Từ năm 2015, Việt Nam được đánh giá là thị trường game lớn nhất Đông Nam Á. Năm 2015, doanh thu toàn ngành đạt 237 triệu USD, đồng thời đứng thứ 6 ở châu Á, sau Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan. Cũng trong năm này, chỉ riêng game di động đã đạt khoảng 120 triệu USD với 170 tựa game đã phát hành so với con số 70 của năm 2014.

Năm 2016 được đánh giá là “một bước tiến mãnh liệt của thị phần game mobile online tại Việt Nam”, với 75 game online đã được tung ra thị trường trong năm 2016 là game mobile online, chiếm 62% tổng doanh thu. Thị trường game Mobile Việt Nam tiếp tục duy trì tốc độ nhanh, dẫn đầu thị trường Đông Nam Á dựa trên tổng thu nhập.

Kết thúc năm 2016, Việt Nam có khoảng 36 triệu người chơi game. 300 triệu USD là tổng doanh thu ước tính trong năm của ngành game, trên cả trên cả thị phần PC và mobile, tăng trưởng 25% so với cùng kỳ năm ngoái.

Vẫn làm giàu cho nước ngoài

Nếu nhìn những số liệu kể trên, hẳn những người lạc quan rất hân hoan và vui mừng vì sự phát triển của ngành công nghiệp game nước nhà. Tuy nhiên, thực tế không phải toàn màu hồng như vậy. Với 300 triệu USD mỗi năm, liệu bao nhiêu trong số đó thực sự là của chúng ta?

Trước hết, hãy nhìn lại những tựa game online thành công nhất tại Việt Nam năm 2016. Đó là các tựa game: Liên Minh Huyền Thoại, Võ Lâm Truyền Kỳ mobile, MU Origin-VN, Ngôi Sao Thời Trang 360mobi, 3Q 360mobi, Ỷ Thiên Đồ Long Ký 3D mobile, Liên Quân Mobile, Kiếm Vũ, Tập Kích, Độc Cô Cửu Kiếm Mobile, Lục Long Tranh Bá 3D mobile.

Như vậy trong số 10 cái tên trên, không có một tựa game nào được sản xuất trong nước. Tất cả đầu nhập ngoại và tất nhiên chúng ta phải trả rất nhiều tiền bản quyền và vận hành cho các công ty sản xuất ra các game này, cụ thể ở đây là Trung Quốc. Mức ăn chia bản quyền từ doanh thu có thể từ 20%, 50% hay thậm chí là 70% tùy giá mua game và những thỏa thuận với đối tác.

Tiếp theo, hãy xem trong số 10 tựa game hot trên mobile, Console và PC bản quốc tế, như Clash of Clan, Call of Duty, Pokemon Go... 35% game thủ Việt đã tiếp cận được nhờ sự phát triển, cải tiến về đường truyền, cấu hình máy, trang thiết bị chơi game. Tất nhiên đây cũng là một kênh “hút máu” không nhỏ, góp phần giúp tiền từ trong túi game thủ Việt chảy ra nước ngoài.

Những con số trên, khi so với năm 2015, dường như không có nhiều khác biệt. Trong năm đó, doanh thu từ ngành game mang lại 237 triệu USD nhưng 80% trong số đó lại xuất phát từ các game ngoại (Trung Quốc, Hàn Quốc) do doanh nghiệp Việt Nam phát hành.

Trong năm này, những tựa game thành công nhất như Tiếu Ngạo Giang Hồ, Thiên Long Bát Bộ, MU Origin (MMORPG), Dota Truyền Kỳ (thẻ bài), Hiệp Khách, Tuyệt Đại Song Kiêu (ARPG), Chiến Cơ Huyền Thoại (casual), Chiến Dịch Huyền Thoại, Tập Kích (bắn súng), Khổng Minh Truyện, Vô Song Thần Tướng (chiến thuật), cũng không một game thuần Việt nào có thể chen chân vào.

Từ thực tế trên, sẽ không ngoa khi nói rằng nếu ví 300 triệu đô la thu doanh thu toàn ngành game năm 2016 là một nồi nước lèo, thì những gì chúng ta thu được chỉ là váng mỡ, còn bao nhiêu ngọt bùi, bổ béo đã phải chia sẻ hết ra nước ngoài.

Thậm chí, ngay cả ở trong nước, có lẽ nếu cho 20 cái tên được game thủ Việt nói đến nhiều nhất trong năm qua, hẳn không thể tìm ra một cái tên game Việt, mặc dù thị trường game Việt Nam vô cùng rộng lớn, đến 36 triệu người chơi.

Còn nếu nói Việt Nam là thị trường game lớn nhất khu vực Đông Nam Á, đó chỉ đơn thuần là thị trường nhập khẩu, phát hành, còn ngành sản xuất, xuất khẩu game Việt đang ở đâu trên khu vực, thì hẳn mọi người đã tự tìm ra câu trả lời. Nói cách khác, ngành game Việt đang trong tình trạng “nhập siêu” kéo dài.

Từ rất lâu, khi ngành công nghiệp game Việt Nam manh nha hình thành đến nay, rất nhiều doanh nghiệp đã nói về những điều vô cùng vĩ mô và to tát, sẽ đưa ngành game Việt Nam vươn ra tầm quốc tế, sẽ tạo ra được những sản phẩm game được cả thế giới biết đến... Vậy nhưng, sau hơn 10 năm qua, tất cả những gì ngành game Việt Nam có được là chuyên nhập khẩu và phát hành game của các nước khác.

Những tín hiệu khả quan

Nói đi thì phải nói lại, dù sao đi nữa, năm qua bức tranh toàn ngành game Việt Nam không chỉ toàn màu xám.

Mới đây, Khu Vườn Trên Mây (tên tiếng Anh là Sky Garden: Farm in Paradise) là game di động Việt Nam đã được vinh danh tại Giải thưởng game quốc tế dành cho điện thoại lần thứ 13 (13th IMGA Global) diễn ra vào tháng 3/2017 tại San Francisco (Mỹ). Trò chơi này nhận giải People's Choice Award - Game được cộng đồng yêu thích nhất, với hơn 7.000 phiếu bình chọn. Năm 2016, Khu Vườn Trên Mây cũng nhận giải Game được cộng đồng yêu thích nhất khu vực Đông Nam Á của IMGA SEA.

Trong năm 2016, có đến 3 game của studio Pine Entertainment lọt top 50 game đề cử trên App Stores Mỹ. Ngoài ra, tại bảng xếp hạng 10 game hay nhất năm trên App Store đã có sự góp mặt của Politaire, cũng là một sản phẩm do Pine Entertainment phát triển.

Hoa Sơn Luận Kiếm 3D, Chaos Legend Reborn, Loạn Đấu Võ Lâm, We Are Heroes (Anh Hùng Đại Chiến)...cũng là những cái tên cũng được nhắc đến khá nhiều trong năm 2016.

Trong đó, Hoa Sơn Luận Kiếm là tựa game được truyền thông và giới game thủ trong nước đánh giá là tựa game đẳng cấp quốc tế. Còn Chaos Legend Reborn đã được ra mắt tại Thái Lan.

Loạn Đấu Võ Lâm do Studio Hiker Games được người chơi đánh giá “không thể tin đây là game Việt”, “một bước tiến đột phá bởi nó cho mang lại cho người dùng những trải nghiệm tuyệt vời”. Trong khi đó, We Are Heroes, một sản phẩm của Joy Entertainment, một studio chuyên sản xuất game mobile bom tấn thuần Việt, đã chính thức vươn ra thị trường quốc tế.

Những điểm sáng trên chỉ đếm trên đầu ngón tay, chưa thể gọi là một nền tảng vững chắc, nhưng so với vài năm trở về trước, đó có thể xem là những tín hiệu tích cực, mang tới hi vọng về một ngành công nghiệp sản xuất và phát hành game chuyên nghiệp, vươn ra thế giới trong tương lai không xa.