Liên Bỉnh Phát: ‘Tôi chỉ chơi với bạn nghèo, không chơi với bạn giàu’_kèo xiên bóng đá

Liên Bỉnh Phát: 'Bạn thân tôi đang làm nông ở quê' Liên Bỉnh Phát chia sẻ anh ngại làm thân với những người nổi tiếng hơn vì sợ bị nghĩ là lợi dụng. Tương tự,ênBỉnhPhátTôichỉchơivớibạnnghèokhôngchơivớibạngiàkèo xiên bóng đá trong cuộc sống, anh chỉ có 2 người bạn thân từ thuở hàn vi còn ở quê.

Năm qua, Liên Bỉnh Phát là một trong những diễn viên khiến công chúng tin vào sự phát triển và lan tỏa của điện ảnh Việt Nam. Anh giành giải Viên ngọc quý dành cho diễn viên mới xuất sắc tại Liên hoan phim quốc tế Tokyo 2018, Nhật Bản với vai diễn Dũng Thiên Lôi trong phim Song Lang.

Đằng sau thành công đó là một tâm hồn được đạo diễn Leon Lê nhận xét là “trong trẻo giữa môi trường nhiều vẩn đục”.

Liên Bỉnh Phát có cuộc trò chuyện đầu năm với Zing.vn về niềm tự ái “không chơi với người giàu, người nổi tiếng vì người ta dễ nghĩ mình vụ lợi” và câu chuyện về người cha xuất gia cách đây 8 năm.

Đầu óc đạo diễn Leon Lê không hề đơn giản

- Năm qua, anh giành giải Viên ngọc quý tại LHP Tokyo. Tham dự một sự kiện điện ảnh lớn, anh nghĩ sao về vị thế của điện ảnh Việt Nam?

Tôi nhận giải Viên ngọc quý cùng 3 diễn viên khác, trong đó có 2 người của nước chủ nhà Nhật Bản và 1 người Canada. Lúc đó, niềm tự hào dân tộc trong tôi dâng lên rất cao. Tôi nghĩ: Ồ, như vậy có nghĩa là Việt Nam mình cũng có thể đứng cùng với họ ở một khía cạnh nào đó, chứ chưa dám so toàn bộ khía cạnh. Đó là một điều tuyệt vời.

Nghĩ lạc quan thì điện ảnh Việt Nam mình cũng không tệ đâu. Mình là một nước nhỏ về điện ảnh, tham gia cùng các cường quốc ban đầu sợ lép vế, nhưng khi lên nhận giải đã thấy mình có thể sánh ngang với họ.

{keywords}
"Điện ảnh Việt Nam mình không tệ đâu. Tham gia cùng các cường quốc ban đầu sợ lép vế, nhưng sau thì có cảm giác mình cũng có thể sánh vai họ".

- Người nước ngoài phản ánh như thế nào về "Song Lang" và điện ảnh Việt Nam?

Trong các buổi họp báo và hỏi đáp, tôi cực kỳ bất ngờ. Vốn tôi nghĩ Song Lang khi chiếu ở Việt Nam mình cũng đâu có nhiều người xem, cải lương cũng là bộ môn không phổ biến ở thời điểm này. Vậy thì người nước ngoài có hiểu, có quan tâm hay không? Nhưng hóa ra, khán giả ở LHP quốc tế Tokyo 2018 đã xem chăm chú và đặt rất nhiều câu hỏi về các chi tiết trong phim cũng như về bộ môn nghệ thuật cải lương.

Khi nhận được các câu hỏi như vậy, đạo diễn Leon Lê chắc chắn là người vui nhất vì anh mang nặng đẻ đau ra tác phẩm. Tôi cũng vui vì mình may mắn góp mặt trong tác phẩm. Khi kết thúc buổi hỏi đáp, mọi người xếp hàng rất lâu để đợi chụp hình, giao lưu với tôi và anh Leon.

{keywords}
"Anh Leon Lê nói: Sau này nổi tiếng mà em trở mặt là anh giết”.

- Khi "Song Lang" chiếu ở Việt Nam, anh từng rất buồn vì đi giao lưu mà quá vắng khán giả. Tôi hỏi Leon, anh ấy nói “Nhưng sau này cậu ấy có thể hãnh diện khi mang phim ra nước ngoài và giới thiệu mình là diễn viên chính?”. Anh nghĩ sao về dự báo chuẩn xác này?

Anh Leon luôn gây kinh ngạc cho tôi vì tầm nhìn và khả năng dự báo. Trong quá trình quay phim, chưa biết thành phẩm như thế nào, có lần anh nói: “Em thấy không, mọi người làm tất cả mọi thứ vì em”. Tôi ngơ ngác, không biết tại sao lại vì mình. Anh Leon nói thêm: “Sau này nổi tiếng mà em trở mặt là anh giết”. Mãi đến hôm bữa, khi ê-kíp Song Lang ngồi với nhau, tôi nhắc lại câu đó và thực sự kinh ngạc khi anh Leon rất có tầm nhìn.

Song Lang là công sức của một tập thể, nhưng phải công nhận là sau bộ phim, khán giả nhớ đến tôi nhiều nhất. Thế nên Leon ấy, đầu óc anh ấy không phải đơn giản đâu nha! Nhìn rất xa luôn đó!

Tôi cũng lo mình “hư”

- Đạo diễn Leon Lê cũng từng nhận xét anh là "người trong trẻo giữa môi trường nhiều vẩn đục”, nhưng anh ấy cũng sợ anh “hư”. Anh nghĩ sao?

Chuyện đó tôi cũng lo chứ không chỉ mình anh Leon lo. Vì tôi không phải là người được đào tạo nhiều về kỹ năng diễn xuất. Khi làm việc ở các môi trường khác nhau, những ê-kíp khác nhau với cách làm việc khác nhau, tôi sẽ bị quen.

Nhưng lo rồi thì sao? Tôi nhận thức được việc đó ảnh hưởng tới cái chất của con người mình, tôi sẽ biết để e dè hơn một chút, chọn lọc hơn một chút.

Nhưng tôi cũng quan niệm khi tham gia vào một tập thể thì phải cố gắng hòa nhập để không lạc ra khỏi cuộc chơi, đồng thời phải giữ mình.

- Nhưng từ “hư” của Leon là còn về tính cách chứ không chỉ công việc. Anh có dễ “hư” không?

Tôi không biết định nghĩa “hư” của Leon là như thế nào. Biết đâu cái “hư” đó, đối với người khác, lại đáng thích thú. Mỗi người có một định nghĩa khác nhau. Nhưng tôi hiểu là mọi người hầu hết biết tới tôi lần đầu là Dũng Thiên Lôi của Song Lang, và mọi người rất thích, nên tôi cũng cố gắng không đánh mất hình ảnh đó.

Mọi thứ là thuận theo tự nhiên. Nếu mình tiếp xúc với một nhóm người nào đó mà có khuynh hướng giống họ, tôi sẽ đặt câu hỏi khuynh hướng đó có giống với con người mình hay không. Nếu có, tôi sẽ vui vẻ đón nhận. Nếu không, tôi sẽ hạn chế.

{keywords}
"Tôi cũng sợ mình hư. Nhưng lo rồi thì sao?".

- Sau "Song Lang", có khán giả yêu mến nói rằng “hy vọng anh có nhiều hợp đồng quảng cáo để có thể sống tốt, tránh phải vì tiền mà nhận những vai diễn không tốt”. Thực tế có được như vậy?

Khi thấy khán giả bình luận vậy, tôi rất vui vì người ta đánh giá cao mình. Khán giả đó viết rằng, với cái nét của tôi, phải đặt để trong phim điện ảnh và phải đúng chất, nếu đóng phim tràn lan thì uổng. Đúng là sau Song Lang, tôi có thêm hợp đồng quảng cáo hơn so với trước đó. Nhưng tôi vẫn là một người mới nên chưa thể nói là nhiều.

Về điện ảnh, tôi không nhất thiết phải đóng vai chính, nhưng tôi mong đó là một vai diễn đặc biệt, khiến mọi người phải ồ lên khi xem phim. Bởi diễn viên phụ hay thứ chính cũng có thể được nhớ đến, miễn sao vai đó có điểm nhấn.

- Nghe vậy, dường như định hướng về phim ảnh của anh sau "Song Lang" còn hơi mơ hồ?

Có thể. Vì lúc này, cảm nhận của tôi mới ở mức cảm tính. Khi có nhiều kinh nghiệm hơn với điện ảnh, tôi nghĩ con đường của mình sẽ rõ ràng hơn. Và đúng, tôi thừa nhận Dũng Thiên Lôi là cái bóng quá lớn. Nhưng tôi không nghĩ mình phải vượt qua làm gì. Miễn là mọi người nhớ đến tôi là được, nhớ vì cái gì cũng là quý giá.

Tôi có 2 bạn thân, một người làm nông, một người thất nghiệp

- Có những diễn viên mới như anh, họ thường thể hiện mối quan hệ thân thiết với các ngôi sao lớn và cùng tham gia các chương trình ăn khách. Có vẻ như anh chưa có những mối quan hệ như vậy?

Tôi gắn liền với hashtag “kẻ ngoại đạo” trong điện ảnh mà, nên đúng là không có có nhiều mối quan hệ với anh chị đi trước trong nghề. Hơn nữa, còn do tính cách của tôi. Khó kết bạn, có lẽ vậy. Không chỉ ở lĩnh vực điện ảnh đâu, mà còn trong lĩnh vực MC trước đây nữa. Tôi cũng không có nhiều mối quan hệ. Có lẽ do tính tôi không biết xã giao.

{keywords}
"Tôi sợ khi mình đến chào hỏi một anh lớn lại bị người ta nói là bạn này mới vào nghề nên nịnh nọt".

- Bề ngoài anh lịch thiệp, dễ gây thiện cảm như vậy sao lại khó kết bạn?

Đứng trước những ngôi sao nổi tiếng hơn mình trong nghề, tôi khá ngại ngùng khi không có gì để bám víu vào. Thông thường, tôi thoải mái hơn khi nói chuyện với những người mà mình thấy mình ngang bằng họ, hoặc họ nhỏ hơn mình. Tôi không muốn mình tiếp xúc với người khác vì một mục đích vụ lợi nào đó.

Có thể do tính tự ái của tôi nữa. Tôi sợ rằng khi mình đến chào hỏi một anh lớn lại bị người ta nói là “Bạn này mới vào nghề nên nịnh nọt”. Tôi rất sợ chuyện đó. Thường tôi đi chậm hơn mọi người do tính cách.

- Anh có từng gặp một nghệ sĩ nổi tiếng, muốn nói chuyện nhưng lại bị nỗi mặc cảm đó ngăn cản?

Nhiều lần lắm. Hôm bữa, tôi gặp anh Kim Tử Long trong một buổi quay. Tôi thích anh lắm, ở nhà vẫn hay nghe anh ca cải lương, thích diễn xuất của anh. Nhưng gặp thì ngại, không dám nói chuyện, không thể lại xởi lởi chào hỏi.

Với Isaac cũng vậy. Một người đàn anh, một ngôi sao. Nên khi gặp nhau trong vòng thử vai cho Song Lang, tôi rất ngại, không dám tiếp xúc. Nhưng sau khi tiếp xúc, Isaac mới cho tôi cảm giác anh ấy rất thân thiện. Tính cách của anh ấy đã giúp tui gạt bỏ tự ái và giao tiếp dễ chịu hơn.

- Nhưng nếu nói chỉ cởi mở được với những người ngang hàng hay nhỏ hơn mình thì có phân biệt thứ bậc quá không, có khiến họ phật lòng?

Tôi không nói chuyện để thể hiện bản thân với họ, mà đơn giản là cuộc nói chuyện đó khiến tôi thoải mái hơn. Bởi khi đó, tôi không hề vụ lợi hay gì cả. Mà ngang hàng hay không thì cũng không dựa trên tiêu chí cụ thể nào cả, chỉ nằm ở cảm giác của tôi thôi.

{keywords}
"Với bạn nghèo, ta bỏ hết những giá trị vật chất mà nhìn thẳng vào bản chất con người nhau nên cái chơi nó thoải mái lắm".

- Trong giới showbiz, tiếp cận nhau vì lợi ích cũng đâu hiếm gặp và cũng được số đông chấp nhận. Tại sao anh suy nghĩ nhiều về chuyện đó?

Tính cách tôi từ nhỏ đến lớn đã là như vậy rồi. Lớn rồi tôi mới biết người ta quan niệm “chơi với bạn giàu thì giàu, chơi với bạn nghèo thì nghèo”. Nhưng đó giờ, tôi cứ lựa bạn nghèo để chơi chứ không chơi với bạn giàu. Đến tận bây giờ, tôi chỉ có 2 người bạn thân. Một người đang làm nông ở dưới quê, một người đang thất nghiệp.

Chơi với bạn giàu, ví dụ bạn giàu 10, thì mình cũng phải cố gắng 8 mới dám chơi. Còn với độ nổi tiếng cũng vậy. Một người nổi tiếng và kỳ cựu trong nghề, tôi không dám kết thân. Tôi sẽ cố gắng đến khi họ cảm thấy tôi là một người lành tính, vô hại, người ta chủ động chơi với mình. Khi đó, tôi mới thoải mái chơi với họ như 2 con người với nhau, bỏ hết những giá trị bề ngoài.

Với bạn nghèo, ta bỏ hết những giá trị vật chất mà nhìn thẳng vào bản chất con người nhau, quý trọng nhau nên cái chơi nó thoải mái lắm.

Ba xuất gia, tôi hoàn toàn ủng hộ

- Giống như Dũng Thiên Lôi, gia đình anh từng có thành viên rời đi nên anh phần nào có sự đồng cảm với nhân vật. Anh có thể chia sẻ thêm về chuyện gia đình mình?

Ba của tôi ngày trước gọi là ba, bây giờ gọi là thầy. Vì ba đã xuất gia ở Đồng Tháp cách đây 7, 8 năm. Với một gia đình thông thường, điều đó có lẽ là biến cố rất lớn. Nhưng với gia đình theo đạo Phật như nhà tôi thì không hẳn vậy. Cả ba mẹ tôi đều ăn chay, hướng thiện và có nguyện vọng xuất gia, nương nhờ cửa Phật.

{keywords}
Ba tôi từng nói: "Trong cuộc đời này, gặp gỡ nhau là nợ nhau. Nợ nhau nên mới gom chung một chỗ".

- Khi điều đó xảy ra, anh có bình thản như lúc này?

Người ngoài có thể nói “Ba mày xuất gia hả? Chuyện đó kinh khủng nhỉ?”, “Đang yên đang lành tự dưng không còn ba nữa mà phải gọi là ông thầy”. Nhưng thực sự, trong thâm tâm của 3 anh em chúng tôi và mẹ, đơn giản đó là thực hiện nguyện vọng của thầy.

Khi còn ở nhà, thầy vẫn thường nói: “Trong cuộc đời này, những người gặp gỡ nhau như ba với con, mẹ với con, anh với em, đó là mình nợ nhau. Nợ nhau nên mới gom chung một chỗ”.

Thầy từng nói chỉ xuất gia khi đã hoàn thành nghĩa vụ của mình, tức là 3 con trai đều trưởng thành. Nhưng thầy vẫn chưa yên lòng vì có thằng út, chính là tôi, chưa lập gia đình. Thầy nói tôi phải cưới vợ thì ông mới yên tâm đi tu.

Năm đó tôi mới đang học đại học nhưng rất tự tin. Tôi nói: “Ba đợi con cưới vợ sẽ lâu lắm, vì con xác định tập trung sự nghiệp rồi mới tính chuyện gia đình. Ba cứ yên tâm. Con chắc chắn mình đã trưởng thành. Con sẽ lo được cho mẹ luôn”. Vậy là ba tôi xuất gia, năm đó ông mới trên 50 tuổi.

Theo Zing.vn

Táo Quân 2019 bị khán giả chê nhạt nhẽo, không cười nổi

Táo Quân 2019 bị khán giả chê nhạt nhẽo, không cười nổi

Bên cạnh việc lạm dụng quảng cáo quá đà, Táo Quân năm nay nhận phải không ít những lời nhận xét về kịch bản nhạt hơn so với các năm trước.

Thể thao
上一篇:Sabeco hợp tác lắp đèn năng lượng mặt trời, trồng cây xanh
下一篇:Điều đặc biệt ở bức tranh duy nhất Van Gogh từng bán