Chuyển đổi số không được dừng ở khẩu hiệu_ket qua ngoai hang anh hom nay
Tọa đàm "Chuyển đổi số - Cơ hội,ểnđổisốkhôngđượcdừngởkhẩuhiệket qua ngoai hang anh hom nay thách thức của hoạt động xuất bản hiện nay" diễn ra vào sáng ngày 8/10 tại TP.HCM đã ghi nhận nhiều ý kiến từ đại diện các đơn vị xuất bản, phát hành thảo luận về thực trạng chuyển đổi số trong xuất bản hiện nay, khi công nghệ mang đến nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn.
Hàng trên từ phải qua: Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành Nguyễn Nguyên, Giám đốc Công ty TNHH Đường Sách TP.HCM Lê Hoàng, Trưởng phòng Xuất bản - In - Phát hành, Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM Trịnh Hữu Anh tại tọa đàm. |
Cơ hội đi cùng thách thức
Trong tham luận trình bày tại tọa đàm, Phó giám đốc, Phó tổng biên tập Nhà xuất bản Tổng hợp TP. HCM Ông Thị Ngọc Linh chỉ ra những cơ hội mà chuyển đổi số mang đến cho ngành xuất bản. Sự phát triển của công nghệ số giúp đơn vị xuất bản mở rộng thị trường, phá vỡ mọi rào cản địa lý khi sách điện tử, sách nói dễ dàng tiếp cận độc giả trên toàn thế giới. Các nền tảng thương mại điện tử giúp khách hàng thoải mái lựa chọn, so sánh giá cả và đặt mua sách nhanh chóng, tiện lợi; đồng thời giúp đơn vị xuất bản giảm chi phí vận hành, tăng cường tương tác với khách hàng.
Các công cụ số như mạng xã hội và diễn đàn trực tuyến tạo nên một sân chơi mới, nơi tác giả, nhà xuất bản và độc giả có thể tương tác trực tiếp với nhau. Độc giả có thể đóng góp ý kiến, làm phong phú thêm nội dung và tạo nên một cộng đồng đọc sôi động.
Trên môi trường số, nhà xuất bản có cơ hội khai thác tác giả, tác phẩm với những bản thảo tốt, phù hợp và phát triển cách thức truyền thông hay phù hợp đến các hội nhóm trên mạng xã hội. Chuyển đổi số cũng khiến việc cá nhân hóa trải nghiệm đọc, đặc biệt với sách điện tử và sách nói trở nên khả thi.
Ứng dụng công cụ quản lý số giúp nhà xuất bản dễ dàng theo dõi tình trạng bản thảo, công tác biên tập nhanh chóng và chính xác hơn. Các công cụ thiết kế đồ họa trực tuyến, nền tảng quản lý dự án trực tuyến cũng hỗ trợ nhà xuất bản cắt giảm nhiều công việc thủ công để tập trung vào việc xây dựng nội dung.
Tuy nhiên, theo bà Ông Thị Ngọc Linh, chuyển đổi số trong xuất bản còn gặp khó khăn trong việc xây dựng một hệ thống dữ liệu đồng bộ và hạ tầng kỹ thuật hiện đại (đòi hỏi đầu tư lớn) và vấn nạn vi phạm bản quyền nhức nhối nhiều năm qua.
Tổng biên tập, Giám đốc Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Trẻ Phan Thị Thu Hà cho rằng hiện nay các hành vi vi phạm bản quyền trên môi trường số có thể chia thành các loại chính: Sao chép, định dạng lại các nội dung, sau đó đăng tải trên website, mạng xã hội, ứng dụng di động, vừa kinh doanh vừa ẩn dưới danh nghĩa phục vụ bạn đọc miễn phí, một số nền tảng ngang nhiên đổi tên người dịch để tránh bị phát hiện; Bán sách lậu, sách giả thông qua mạng xã hội và các sàn thương mại điện tử; Phát sóng trực tiếp (livestream) đọc sách trên mạng xã hội để tăng tương tác.
Đại diện Nhà xuất bản Trẻ nhận định công tác bảo hộ bản quyền trên không gian mạng vẫn gặp nhiều khó khăn. Bất chấp những nỗ lực từ cơ quan quản lý, tình trạng xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan trên môi trường kỹ thuật số vẫn đang diễn ra ngày càng phức tạp, tinh vi.
Đầu tư nhân lực, nguồn lực về ứng dụng công nghệ thông tin trong đấu tranh phòng chống xâm phạm bản quyền trên không gian mạng chưa tương xứng với yêu cầu trong tình hình mới. Chế tài xử phạt hành chính trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan còn rất thấp, chưa đủ tính răn đe, thiếu hình thức xử phạt bổ sung và khắc phục hậu quả.
Những ưu tư, trăn trở này đã được lãnh đạo ngành xuất bản ghi nhận và lên kế hoạch đưa ra những giải pháp mang tính pháp chế, ràng buộc hơn trong tương lai để bảo vệ đơn vị xuất bản, giúp họ yên tâm tham gia vào công tác chuyển đổi số.
Trải nghiệm sách nói tại Đường sách TP.HCM. Ảnh: Thanh Trần. |
Tư duy chuyển đổi số
Phó giám đốc Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật Nguyễn Thị Quỳnh Nga nói rằng cốt lõi của chuyển đổi số là "thay đổi về tư duy kinh doanh, phương thức điều hành, văn hóa tổ chức, tư duy từ văn hóa, tư duy truyền thống sang 'văn hóa số', 'tư duy số'". Không ít cá nhân, tổ chức trong ngành xuất bản còn e ngại, lo sợ, né tránh và chưa tin tưởng vào kết quả của quá trình chuyển đổi số.
Đồng tình với nhận định trên đây, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành Nguyễn Nguyên nhấn mạnh: "Chuyển đổi số không được dừng ở khẩu hiệu, tuyên truyền, mà phải thực sự trở thành quyết tâm, trăn trở của mỗi đơn vị xuất bản".
Theo Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành, chuyển đổi số cần được phân biệt với "số hóa". Ứng dụng công nghệ vào tổ chức sản xuất, truyền thông, quản lý xuất bản phẩm là "số hóa", tuy nhiên chuyển đổi số hàm ý một bức tranh rộng lớn hơn, đòi hỏi đơn vị xuất bản, phát hành phải tạo ra phương thức kinh doanh mới dựa trên nền tảng số.
Lấy ví dụ, Voiz FM là một đơn vị phát hành sách nói, hoạt động nền tảng vốn dĩ đã số hóa và ứng dụng nhiều công nghệ, nhưng câu chuyện nhìn rộng ra thì phải xem xét những mô hình tương tự trên thế giới, các nền tảng như Spotify, Duolingo đang hoạt động ra sao để kịp thời cập nhật, phát triển phương thức kinh doanh phù hợp.
Thông cảm rằng "nhìn thấy chuyển đổi số là thấy rủi ro (như mọi công nghệ khác)", nhưng ông Nguyễn Nguyên cho rằng các đơn vị phải lấy đó làm động lực để khắc phục thách thức mà phát triển. Cục trưởng đánh giá cao nhiều đơn vị phát hành, đơn cử có thể kể đến Fahasa, thường xuyên nâng cấp website để truy cập mượt mà, thuận tiện dù nhiều tính năng. Đơn vị phát hành phải xem đây là việc cần và phải làm nhằm cung cấp trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng.
Tặng giấy khen cho tập thể có đóng góp cho ngành xuất bản.
Nhân dịp này, Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM đã tặng Giấy khen cho các tập thể đã có thành tích đóng góp vào các hoạt động kỷ niệm 72 năm Ngày truyền thống Ngành Xuất bản, In và Phát hành Sách Việt Nam (10/10/1952 - 10/10/2024) trên địa bàn TP.HCM: Chi nhánh Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật tại TP.HCM, Nhà Xuất bản Tổng hợp TP.HCM, Công ty TNHH MTV Nhà Xuất bản Trẻ, Hội In TP.HCM, Công ty Cổ phần In Khuyến học Phía Nam, Công ty TNHH bán lẻ Phương Nam, Công ty Cổ phần Văn hóa Đông A, Công ty Cổ phần Văn hóa Truyền thông Quán sách mùa thu, Công ty TNHH Công nghệ WeWe, Công ty Cổ phần Fonos, Công ty TNHH Đường Sách TP.HCM.