Kính thiên văn CHEOPS của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (European Space Agency) mới đây đã phát hiện một ngoại hành tinh có môi trường không khác gì ‘địa ngục’. Được các nhà khoa học đặt tên là WASP-189b,ỏangụctrongvũtrụPháthiệnhànhtinhnóngtớimứckimloạicũngbịnungthànhkhíxếp hạng vô địch quốc gia ý ngoại hành tinh cách Trái Đất 326 năm ánh sáng có nhiệt độ bề mặt lên tới 3.200 độ C (5.792 độ F), đủ nóng để làm tan chảy tất cả đá và kim loại, thậm chí biến chúng thành dạng khí.
So với nhiệt độ bề mặt của Mặt Trời (khoảng 6000 độ C), nhiệt độ của WASP-189b đương nhiên không thể bằng. Tuy nhiên, nhiệt độ của WASP-189b gần tương đương với một số ngôi sao lùn có kích thước nhỏ. Theo phân loại của các nhà thiên văn học, các ngoại hành tinh như WASP-189b được gọi là Sao Mộc nóng.
Trong số các ngoại hành tinh từng được khám phá đến nay, WASP-189b cũng chính là một trong số ít các ngoại hành tinh có môi trường khắc nghiệt nhất.
Với kích thước lớn gấp 1,6 lần Sao Mộc, WASP-189b hoàn thành một vòng quay xung quanh ngôi sao chủ chỉ trong có 2,7 ngày. Ngoại hành tinh này cũng bị khóa thủy triều trước ngôi sao chủ, với mặt đối diện với ngôi sao chủ luôn là ban ngày, trong khi mặt còn lại chìm vĩnh viễn trong bóng đêm.
Nhà vật lý thiên văn Monika Lendl từ Đại học Geneva ở Thụy Sĩ cho biết: "WASP-189b đặc biệt thú vị do nó là một hành tinh khí khổng lồ quay rất gần với ngôi sao chủ. Chỉ mất chưa đầy ba ngày để nó quay quanh ngôi sao của mình, nó ở gần ngôi sao chủ hơn 20 lần so với khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời".