Tính năng tin nhắn thoại có làm bạn mất tiền?_tỉ số monza
Người dùng điện thoại tại Việt Nam gần đây có lẽ đã quen với câu thông báo khi người nghe không bắt máy,ínhnăngtinnhắnthoạicólàmbạnmấttiềtỉ số monza và mời "để lại lời nhắn sau tiếng bíp". Đây là dịch vụ mà các nhà mạng gọi là tin nhắn thoại, hoặc lời nhắn thoại.
Theo đó, dịch vụ lời nhắn thoại cho phép người gọi để lại lời nhắn bằng âm thanh, và sau đó lời nhắn sẽ được chuyển thành dạng văn bản và gửi đến máy người nghe dưới dạng tin nhắn SMS. Người nhận cũng có thể gọi lên tổng đài để nghe lại lời nhắn thoại.
Nội dung được chia sẻ trên mạng hướng dẫn cách hủy dịch vụ lời nhắn thoại để tiết kiệm tiền. |
Cần lưu ý là lời nhắn sẽ được tính cước từ sau tiếng “bíp”, và giao diện cuộc gọi khi đó khá giống với giao diện khi người nghe đã nhấc máy, với đồng hồ bấm giờ bắt đầu trên màn hình smartphone.
Như vậy, người gọi nếu không để ý, hoặc có thói quen chỉ chờ số nhảy trên màn hình mới đưa lên tai để nói chuyện có thể hiểu nhầm là người nghe đã bắt máy, nhưng khi nói lại không thấy phản hồi gì từ đầu kia, gây khó hiểu, nhầm lẫn.
Dịch vụ được triển khai từ lâu nhưng ít người biết
Dịch vụ này đều đã được các nhà mạng triển khai từ vài năm nay, như MobiFone và Vietnamobile đều có dịch vụ lời nhắn thoại từ năm 2017. Tuy nhiên, gần đây nhiều bài viết trên mạng xã hội và các diễn đàn phàn nàn về việc dịch vụ này dễ khiến người gọi “mất tiền oan” nếu không để ý, tắt máy trước khi lời nhắn được ghi âm.
“Bây giờ gọi điện xong, bên kia không nghe máy, nhà mạng âm thầm bảo quý khách vui lòng để lại lời nhắn. Chỉ một chút lơ là không tắt máy, hay là các ông bà cha mẹ chưa cập nhật kịp ... là mấy ông nhà mạng đua nhau ngốn tiền thuê bao”, nội dung một bài viết được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội bày cách hủy dịch vụ lời nhắn thoại.
Dịch vụ này sử dụng tính năng chuyển lời thoại (voice) thành văn bản (text) để có thể gửi nội dung tin nhắn qua SMS. Ảnh: Viettel. |
Trên diễn đàn OTF, hàng chục chủ tài khoản cũng ngạc nhiên khi thấy máy mình đã đăng ký dịch vụ lời nhắn thoại này. Nhiều người cho biết có thói quen gọi, nếu không liên lạc được thì nghĩ máy sẽ tự ngắt, do vậy nếu không để ý thì sẽ rất dễ mất tiền cho dịch vụ này. Một số khác thắc mắc cách tính tiền của dịch vụ này, không rõ người gọi hay người nghe sẽ phải trả phí.
“Đây là một tính năng của tổng đài, cung cấp mặc định cho khách hàng trên toàn mạng, hoàn toàn miễn phí khi nhận lời nhắn”, đại diện truyền thông của Viettel Telecom chia sẻ khi được hỏi về dịch vụ này. Câu trả lời từ MobiFone cũng xác nhận đây là “tiện ích tích hợp sẵn của tổng đài”.
Các nhà mạng khẳng định mỗi khi sử dụng tính năng này, người gọi đều được thông báo về việc thuê bao kia không thể nghe máy, mời để lại lời nhắn, và thông báo rõ về cách tính cước.
Tuy các nhà mạng cho biết đây là tính năng mặc định, khảo sát nhanh một số thuê bao của các mạng Vinaphone, Viettel hay MobiFone cho thấy không phải thuê bao nào cũng được kích hoạt tự động dịch vụ. Những chủ thuê bao được hỏi đều không biết hoặc không nhớ rõ mình đăng ký dịch vụ khi nào.
Cước phí dịch vụ tin nhắn thoại được tính cho người gọi
Trao đổi với Zing, các nhà mạng đều khẳng định đây là dịch vụ miễn phí đối với người nhận. Theo đó, thuê bao không mất phí khi nhận lời nhắn thông qua SMS hay khi gọi lên tổng đài để nghe lại.
Cước phí sẽ được tính cho người gọi/để lại tin nhắn. Nhà mạng cho biết mức phí dịch vụ này tương đương với mức phí cuộc gọi thông thường, như vậy số tiền bị trừ sẽ tương ứng với gói cước mà khách hàng đang sử dụng.
Cước phí được tính từ sau tiếng bíp, và lúc này màn hình hiển thị số giống như khi người nghe bắt máy. Điều này khiến nhiều người nhầm lẫn. Ảnh: Tuấn Anh. |
MobiFone cũng cho biết dịch vụ lời nhắn thoại của nhà mạng này giới hạn độ dài lời nhắn không quá 20 giây, và không tính cước lời nhắn dưới 2 giây.
Để hủy hay bật tính năng, người dùng chỉ cần nhắn tin theo cú pháp tới tổng đài. Việc hủy/bật tính năng của các nhà mạng đều không mất phí.
Chi tiết gói cước dịch vụ lời nhắn thoại của các nhà mạng lớn. |
Đại diện MobiFone cho biết từ khi cung cấp dịch vụ, MobiFone nhận được nhiều phản hồi tích cực từ khách hàng. Tuy nhiên, cũng có khách hàng phản ánh nội dung tin nhắn văn bản chưa chính xác do người nhắn dùng tiếng địa phương, hệ thống chuyển âm thanh thành văn bản khó nhận biết chính xác, hoặc giới hạn 20 giây khiến lời nhắn không đầy đủ.
Trong khi đó, đại diện Viettel cho biết đây là tính năng đã được nhiều nhà mạng lớn trên thế giới áp dụng, với cách trừ cước như cước phí cuộc gọi thông thường.
(Theo Zing)
CEO Reddi: "Nhắm đến trải nghiệm khách hàng chứ không theo cuộc chiến về giá cước”
Ông Trần Nam Trung, CEO của mạng di động Reddi cho biết, thị trường di động vẫn chủ yếu cạnh tranh về giá cước và đến lúc nào đó nó sẽ đẩy xuống giá thành.Vì vậy, Reddi sẽ đi theo hướng khác.