NhânNgày nhân quyền thế giới 10-12,ínhsáchđúngđắnlàmthấtbạiâmmưudiễnbiếnhòabìsoi kèo trận thụy sĩ TTXVN giới thiệu tóm lược bài viết của Thiếu tướng,phó giáo sư, tiến sỹ Trần Minh Thư, Tổng biên tập Tạp chí Công an Nhân dân vớinhan đề "Chính sách đúng đắn về tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng, Nhànước Việt Nam làm thất bại âm mưu lợi dụng tôn giáo trong chiến lược “diễn biếnhoà bình".
Ảnh minh họa.
ViệtNam là quốc gia có nhiều tôn giáo và các loại hình tín ngưỡng; tín đồ các tôngiáo đều là nhân dân lao động, có tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm.Ngay trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã xác định đồng bào các tôn giáo là mộtbộ phận của lực lượng cách mạng Việt Nam.Đảng,Nhà nước có nhiều chủ trương, chính sách đoàn kết các tôn giáo trong khối đạiđoàn kết toàn dân tộc để tiến hành thắng lợi sự nghiệp giải phóng dân tộc vàxây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Quyềntự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân luôn được Nhà nước tôn trọng, bảo đảm,coi đó là một trong những quyền cơ bản của công dân. Thế nhưng, các thế lực thùđịch vẫn tìm mọi cách tung ra những luận điệu cho rằng Việt Nam không có tự dotôn giáo, vu cáo Nhà nước vi phạm dân chủ, nhân quyền, nhằm gây chia rẽ, phá hoạikhối đại đoàn kết dân tộc, chia rẽ Đảng, Nhà nước với đồng bào các tôn giáo,kích động quần chúng tín đồ chống đối chính quyền, gây mất ổn định chính trị-xãhội, tạo cớ can thiệp vào nội bộ đất nước.
Đểthực hiện âm mưu này, chúng đã tiến hành bằng nhiều cách, với các phương thức,thủ đoạn rất thâm độc, xảo quyệt. Có thể nhận diện và chỉ ra sự phi lý của nhữngluận điệu vu cáo Việt Nam không có tự do tín ngưỡng, tôn giáo qua các hoạt độngsau:
Thứnhất: Xuyên tạc, vu cáo Nhà nước can thiệp vào công việc nội bộ của tôn giáo,đòi hoạt động tôn giáo không cần sự quản lý của Nhà nước.
Mỗikhi Nhà nước bổ sung hoặc ban hành những văn bản pháp luật mới để điều chỉnh vềhoạt động tôn giáo cho phù hợp với tình hình kinh tế-xã hội của đất nước, phù hợpvới tâm tư, tình cảm, nhu cầu tín ngưỡng của tín đồ thì họ lại dấy lên chiến dịchđòi bãi bỏ các văn bản pháp luật này hoặc xuyên tạc, tìm cách ngăn cản chức sắc,tín đồ thực hiện. Luận điệu của họ là tôn giáo phải độc lập với Nhà nước, khôngchịu sự quản lý của Nhà nước.
Họtâng bốc, ca ngợi tự do tôn giáo ở các nước tư bản, tôn giáo được tự do hoạt động,chính quyền không can thiệp vào các hoạt động tôn giáo, vì đây là quyền tự do củacông dân. Những luận điệu này đã làm cho không ít tín đồ các tôn giáo hoài nghichính sách, pháp luật tôn giáo của Đảng, Nhà nước.
Nhiềungười ngộ nhận cho rằng tất cả các hoạt động tôn giáo đều không phải xin phépchính quyền; thậm chí có những hành vi chống lại việc thực hiện các chính sách,pháp luật về tôn giáo của Đảng, Nhà nước.
Hoạtđộng tôn giáo không cần sự quản lý nhà nước là một luận điểm hoàn toàn saitrái, không đúng cả trên phương diện lý luận và thực tiễn. Trước hết, tổ chứctôn giáo là một tổ chức mang tính xã hội, mà đã là một tổ chức thì ở bất cứ quốcgia nào khi thành lập, hoạt động đều phải chịu sự quản lý của Nhà nước. Khichưa được cơ quan nhà nước công nhận cũng có nghĩa là tổ chức đó chưa có tưcách pháp nhân. Khi đã có tư cách pháp nhân, tổ chức đó hoạt động phải tuân thủcác quy định pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của mình.
Hoạtđộng tôn giáo không chỉ thuần túy nhằm thoả mãn nhu cầu tinh thần của tín đồ,chức sắc nhà tu hành, mà còn liên quan đến các lĩnh vực đời sống xã hội. Ví nhưviệc xây dựng nơi thờ tự, không chỉ đơn thuần là việc củng cố, phát triển cơ sởvật chất của giáo hội, mà còn liên quan đến những quy định của Nhà nước về đấtđai, quy hoạch, xây dựng; hoạt động in ấn kinh bổn, sản xuất đồ dùng việc đạo,liên quan đến những quy định về văn hoá, xuất bản; hoạt động quan hệ với các tổchức, cá nhân tôn giáo nước ngoài liên quan đến chính sách, pháp luật trên lĩnhvực đối ngoại, xuất nhập cảnh của Nhà nước, hoạt động đào tạo chức sắc liênquan đến Luật Giáo dục...
Mọihoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội và mọi công dânliên quan đến các lĩnh vực đời sống xã hội đều phải tuân thủ pháp luật của Nhànước. Tôn giáo và hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng ở bất kỳ quốc gia nào cũngkhông thể đứng ngoài pháp luật của quốc gia đó.
Luậtpháp quốc tế và của nhiều quốc gia đều quy định quyền tự do tín ngưỡng tôn giáolà một quyền cơ bản của công dân, nhưng vẫn phải chịu sự điều chỉnh của nhà nước.
Cáccông ước quốc tế về nhân quyền đều quy định: các quốc gia phải tôn trọng quyềntự do tín ngưỡng, tôn giáo, song các quyền này vẫn phải giới hạn bởi pháp luậtcủa nhà nước. Công ước quốc tế về Các quyền dân sự và chính trị được Liên hợpquốc phê chuẩn ngày 16.12.1966, trong đó Điều 18 ghi rõ: “Mọi người đều có quyềntự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo.”
Tuynhiên, quyền tự do này vẫn “bị giới hạn bởi những quy định của pháp luật và nhữnggiới hạn này là cần thiết cho việc bảo vệ an toàn, trật tự công cộng, sức khoẻhoặc đạo đức của công chúng hoặc những quyền tự do cơ bản của người khác”...
Cácquốc gia trên thế giới đều quan tâm đến công tác quản lý nhà nước đối với hoạtđộng tôn giáo. Tại các nước phát triển, tôn giáo cũng phải tuân thủ pháp luật,chịu sự quản lý của nhà nước. Luật pháp của nhiều nước đã có những quy định vềtự do tín ngưỡng, tôn giáo.
ỞViệt Nam, quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo đã được hình thành từ các triềuđại phong kiến. Từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, Đảng và Nhà nướcta đã xác định quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo là một nhiệm vụ quantrọng trong quản lý nhà nước.
Đếnnay, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh nhữngquan hệ xã hội liên quan đến tôn giáo và hoạt động tôn giáo. Pháp luật về hoạtđộng tín ngưỡng, tôn giáo trở thành một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống phápluật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Côngtác quản lý nhà nước trên lĩnh vực tôn giáo ngày càng được củng cố, hoàn thiện,góp phần quan trọng bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, đoànkết đồng bào các tôn giáo trong khối đại đoàn kết dân tộc và đấu tranh làm thấtbại âm mưu, hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo xâm phạm an ninh quốc gia.
Chínhsách tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước đã cơ bản đáp ứng đượcnguyện vọng của đông đảo nhân dân, củng cố niềm tin, tạo động lực, sự phấn khởicho đồng bào các tôn giáo đồng hành cùng dân tộc, cùng toàn dân xây dựng và bảovệ Tổ quốc.
Thứhai: Xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tínngưỡng, tôn giáo; vu cáo Việt Nam bóp nghẹt quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Luậnđiệu này không có gì mới, nhưng nguy hiểm ở chỗ nó đánh đúng vào quy luật tâmlý: cứ nói mãi điều không có thật, người ta sẽ tin là có thật, nên đã làm chonhiều tổ chức cá nhân (chủ yếu ở nước ngoài) bị bưng bít thông tin, ngộ nhận,nhìn nhận sai lệch dẫn đến thiếu thiện cảm, thậm chí có những lời nói, việc làmchống Việt. Vậy, sự thật về đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật tôn giáocủa Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam như thế nào?
Đảng,Nhà nước ngay từ khi thành lập đã hiểu rõ nhu cầu tâm linh của người dân ViệtNam và coi quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền nhân thâncơ bản của người dân. Chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta được xây dựng mộtmặt dựa trên quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vềtín ngưỡng, tôn giáo; mặt khác căn cứ vào đặc điểm tín ngưỡng, tôn giáo ở ViệtNam với tư tưởng nhất quán, xuyên suốt là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tínngưỡng, tôn giáo của người dân, đoàn kết tôn giáo, hoà hợp dân tộc.
Ngày16.10.1990, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VI) ra Nghị quyếtsố 24-NQ/TW Về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới là dấu mốc quantrọng về sự đổi mới đường lối, chính sách đối với tín ngưỡng, tôn giáo; trongđó xác định: “Tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài. Tín ngưỡng, tôn giáo lànhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Đạo đức tôn giáo có nhiều điều phùhợp với công cuộc xây dựng xã hội mới”. Sau gần 10 năm thực hiện Nghị quyết số24, Đảng ta đã tổng kết, đánh giá những thành tựu và nêu rõ những khuyết điểm,đồng thời Bộ Chính trị ra Chỉ thị 37-CT/TW ngày 02.7.1998 Về công tác tôn giáotrong tình hình mới.
Sau13 năm thực hiện chính sách đổi mới đối với tôn giáo, nhìn lại từ tổng kết thựctiễn, đồng thời xem xét những vấn đề mới nảy sinh, đặt trong hoàn cảnh trong nướcvà thế giới có nhiều thay đổi quan trọng, ngày 12.3.2003 Ban Chấp hành Trungương Đảng (khóa IX) đã ban hành Nghị quyết số 25-NQ/TW Về công tác tôn giáo,trong đó quan điểm, chính sách của Đảng ta đối với tín ngưỡng, tôn giáo tiếp tụcđược khẳng định và phát triển thêm một bước mới: “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầutinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quátrình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Đồngbào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Thực hiện nhấtquán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc khôngtheo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật…”
Xuyênsuốt quá trình lịch sử của đất nước quan điểm, chủ trương, chính sách tôn giáocủa Đảng đã được Nhà nước cụ thể hóa trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật.
Cùngvới việc khẳng định những chủ trương, chính sách của Đảng và nguyên tắc cơ bảnđối với tín ngưỡng, tôn giáo trong Hiến pháp, Nhà nước Việt Nam đã thể chế hóaquyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo qua những văn bản quy phạm pháp luật tuỳ theotình hình thực tế từng thời kỳ và nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân. Ngày 14.6.1955,Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành Sắc lệnh số 234/SL Về vấn đề tôn giáo. Đây làvăn bản quy phạm pháp luật đầu tiên cụ thể hoá quy định của Hiến pháp về vấn đềtôn giáo.
Saukhi đất nước thống nhất, ngày 11.11.1977, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Nghịquyết số 297/CP trên năm nguyên tắc: Đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng và khôngtín ngưỡng của công dân; Đảm bảo bình đẳng trước pháp luật giữa người có tínngưỡng và người không có tín ngưỡng; Bảo hộ quyền lợi và nghĩa vụ công dân, củangười theo đạo và không theo đạo; Định chế các hoạt động tôn giáo trong khuônkhổ pháp luật; Chế tài những hành động lợi dụng tôn giáo phương hại đến lợi íchcủa đất nước, của dân tộc.
Ngày21.3.1991, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 69/HĐBT nhằm đáp ứng thời kỳđổi mới toàn diện của đất nước theo tinh thần Nghị quyết Đại hội toàn quốc lầnthứ VII của Đảng: đạo đức tôn giáo có nhiều điểm phù hợp, tương đồng với đạo đứcxã hội chủ nghĩa. Trong bối cảnh đất nước trên đà đổi mới toàn diện, mối quan hệtrong nước với thế giới ngày càng mở rộng, để đáp ứng kịp thời với yêu cầu hộinhập quốc tế, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 26/1999/NĐ-CP ngày 19/4/1999 vềcác hoạt động tôn giáo, tạo điều kiện đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáocủa nhân dân và khuyến khích những hoạt động tiến bộ, từ thiện trong các tôngiáo.
Ngoàira, Nghị định 26 còn quy định cụ thể về tạo điều kiện thuận lợi hơn cho chức sắc,nhà tu hành hoạt động tôn giáo theo chức phận của mình. Các mối quan hệ giữa tổchức tôn giáo trong nước với tổ chức tôn giáo nước ngoài và người nước ngoàivào hoạt động tôn giáo trong nước được thông thoáng hơn.
Tuyvậy, việc thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo chính sách của Nhà nướctrong gần 30 năm sau ngày thống nhất đất nước, từ Nghị quyết số 297 (11.11.1977),Nghị quyết số 69 (21.3.1991) đến Nghị định số 26 (19/4/1999) vẫn chưa đáp ứngđược yêu cầu mới đặt ra.
Dođó, ngày 18.6.2004, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khoá XI đã thông qua Pháp lệnhTín ngưỡng, tôn giáo và được Chủ tịch nước ký Lệnh công bố ngày 29/6/2004. Pháplệnh không chỉ thực hiện sự nhất quán chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nướcvề đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, đáp ứng nhu cầu tínngưỡng đang diễn ra rất phong phú trên đất nước ta mà còn tương thích với Côngước quốc tế về Quyền con người mà Việt Nam đã tham gia ký kết hoặc gia nhập.
Pháplệnh cũng hàm chứa nội dung điều chỉnh rộng lớn và thông thoáng hơn nhiều so vớicác văn bản quy phạm pháp luật trước đó; những vấn đề nảy sinh trong lĩnh vựctôn giáo đều được điều chỉnh bảo đảm cho việc thực hiện quyền tự do tín ngưỡng,tôn giáo, như việc phong chức, bổ nhiệm, thuyên chuyển và phạm vi hoạt động củacác giáo sĩ được xem là công việc nội bộ của tổ chức tôn giáo; điều kiện thựcthi về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được thống nhất, đồng bộ từ trên xuống,khắc phục tình trạng bất cập trước đây.
Đểbảo đảm thực hiện Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo, Chính phủ đã ban hành Nghị địnhsố 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn các cấp, các ngành thi hành đúng tinhthần của Pháp lệnh.
Sau8 năm thực hiện Pháp lệnh và nghị định nói trên cho thấy còn nhiều điểm chưaphù hợp với sự phát triển của xã hội, ngày 08.11.2012, Chính phủ đã ban hànhNghị định số 92/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnhTín ngưỡng, tôn giáo để thay thế Nghị định số 22/2005/NĐ-CP. Đây là những văn bảnquy phạm pháp luật điều chỉnh trực tiếp những nội dung cơ bản trong các hoạt độngtín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.
Thứba: Xuyên tạc trắng trợn tình hình tôn giáo ở Việt Nam .
Cùngvới luận điệu xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật củaNhà nước về tôn giáo, các thế lực thù địch và phản động trong và ngoài nước cònluôn tìm cách xuyên tạc tình hình tôn giáo ở Việt Nam. Thông qua Internet, quacon đường thăm thân, du lịch, trao đổi hợp tác quốc tế, hội thảo khoa học, cácđối tượng xấu trong nước đã viết bài, gửi tài liệu xuyên tạc tình hình các tôngiáo ở Việt Nam cho các trung tâm phá hoại tư tưởng ở nước ngoài sử dụng tuyêntruyền chống Việt Nam về dân chủ, nhân quyền. Nội dung chúng xuyên tạc thường tậptrung vào một số chủ đề chính: vu cáo chính quyền đàn áp tôn giáo; không choxây sửa nơi thờ tự, cản trở các hoạt động tôn giáo của chức sắc nhà tu hành,…
Thựchiện công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, sau gần30 năm đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, trong đó có lĩnh vực tôn giáo. Nếu lấymốc năm 2006, thời điểm mà Bộ Ngoại giao Mỹ đưa Việt Nam ra khỏi danh sách “cácnước cần quan tâm đặc biệt về tôn giáo” - CPC để so sánh với thời điểm hiện naysẽ thấy sự thay đổi nhanh chóng trong đời sống tôn giáo tại Việt Nam.
Nếukhông có chính sách tự do tôn giáo thì hiện nay không thể có 37 tổ chức tôngiáo được công nhận và đăng ký hoạt động. Từ chỗ chỉ có ba tổ chức tôn giáo đượccông nhận trước đây là Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc), Giáo hội Cônggiáo Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam, những năm qua Nhà nước Việt Nam đãlần lượt xem xét và công nhận về mặt tổ chức cho nhiều tôn giáo.
Trong2 năm 2011 và 2012, tại Việt Nam có 600 cơ sở thờ tự được nâng cấp, sửa chữa vàhơn 500 công trình tôn giáo được xây mới. Các học viện, đại chủng viện, các trườngcao cấp, trung cấp của các tổ chức tôn giáo được mở ra tại nhiều nơi với sự tạođiều kiện thuận lợi của chính quyền địa phương.
Chỉtính riêng trong 8 năm gần đây, các tôn giáo Việt Nam đã có 15.000 người đượcphong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, trong đó Tòa thánh Vatican đãphong chức 17 giám mục, giám mục phụ tá các giáo phận. Đến nay, ở Việt Nam có83.000 chức sắc, 250.000 chức việc.
Cũngchỉ trong 8 năm thực hiện Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo trong cả nước đã có gần20.000 cơ sở thờ tự được sửa chữa, xây dựng mới. Cơ quan nhà nước có thẩm quyềnđã cấp hàng trăm ha đất để xây dựng cơ sở thờ tự, như Thành phố Hồ Chí Minh đãgiao 7.500m2 đất cho Tổng Liên hội Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) xây dựngViện Thánh kinh Thần học; Hà Nội giao 10ha cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam xâydựng Học viện Phật giáo; tỉnh Đăk Lắk giao hơn 11.000m2 đất cho Tòa Giám mụcBuôn Ma Thuột; thành phố Đà Nẵng giao hơn 9.000 m2 đất cho Tòa Giám mục Đà Nẵng;tỉnh Quảng Trị giao thêm 15ha đất cho Giáo xứ La Vang,...
Côngtác báo chí, xuất bản liên quan đến tôn giáo cũng được Nhà nước Việt Nam quantâm, đáp ứng nhu cầu hoạt động của các tôn giáo. Hầu hết các tổ chức tôn giáođã có báo, tạp chí, bản tin. Theo thống kê, từ năm 2006 đến nay, Nhà Xuất bảnTôn giáo đã cấp phép xuất bản 5.841 xuất bản phẩm, trong đó có 4.725 đầu sách với14.535.464 bản in; 1.118 đĩa MP3, VCD, CD, DVD, ảnh, lịch, cờ với số lượng2.546.201 bản, với nhiều ngôn ngữ khác nhau như: tiếng Anh, Pháp và tiếng dân tộcKhmer, Ê Đê, Gia Rai, Ba Na...
Trongnhững năm qua, nhiều hoạt động của các tổ chức tôn giáo với sự tham dự của đôngđảo chức sắc, tín đồ và khách nước ngoài đã được tổ chức. Nhằm góp phần vào cáchoạt động quốc tế trong lĩnh vực tôn giáo, nhiều cơ quan liên quan và nhiều tổchức tôn giáo ở Việt Nam đã đón nhiều đoàn khách nước ngoài; đồng thời cử cácđoàn đi nước ngoài trao đổi kinh nghiệm về lĩnh vực tôn giáo và tích cực thamgia các diễn đàn, hội nghị ở khu vực và thế giới. Đặc biệt, quan hệ ViệtNam-Vatican đã có nhiều bước cải thiện đáng kể.
Nhữngthành tựu về tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam là bằng chứng hùng hồn về tôn trọngvà bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, là nguyên tắc hàng đầu và nhấtquán của Đảng, Nhà nước ta vì cuộc sống tinh thần của người dân. Chính vì vậy,các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ yên tâm sinh hoạt tôn giáo và cùng nhauđoàn kết, đồng lòng hướng tới mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,văn minh”.
Nhữngthành tựu trong chăm lo quyền con người, trong đó có quyền tự do tôn giáo củaViệt Nam được người dân theo tôn giáo và không theo tôn giáo ở Việt Nam cũngnhư dư luận quốc tế thừa nhận đã bác bỏ mọi sự xuyên tạc, bóp méo của những tổchức cá nhân thiếu thiện chí và chứng tỏ rằng những luận điệu đó chỉ là nhữngtiếng nói lạc lõng với mưu đồ đen tối của các thế lực thù địch nhằm phá hoạihoà bình, chủ quyền lãnh thổ, độc lập tự do và chế độ chính trị của Việt Nam.
Thứtư: Đối với một số giáo dân, chức sắc tôn giáo có hoạt động lợi dụng quyền tựdo tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động chống Việt Nam, bị chính quyền bắt, xử lýtrước pháp luật; các thế lực thiếu thiện chí với Việt Nam thường tìm cách xuyêntạc, vu cáo chính quyền Việt Nam bắt người vì lý do tôn giáo và tìm cách canthiệp đòi thả tự do cho số này mà họ cho là “Tù nhân lương tâm.” Thậm chí họcòn đề nghị tặng giải thưởng Nobel vì hoà bình hoặc các giải thưởng khác cho sốnày nhằm kích động họ tiếp tục chống đối. Việc làm này là hành vi vi phạm luậtpháp quốc tế và can thiệp trắng trợn vào công việc nội bộ Việt Nam .
Đườnglối, chính sách tôn giáo đúng đắn của Đảng, Nhà nước đã khơi dậy được lòng yêunước, thương nòi, tinh thần đoàn kết dân tộc trong đồng bào tín đồ các tôngiáo. Sự đóng góp tích cực của tín đồ các tôn giáo trong hai cuộc kháng chiếnchống Pháp và chống Mỹ cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ViệtNam xã hội chủ nghĩa đã chứng minh cho tinh thần yêu nước, đồng hành cùng dân tộccủa đồng bào có đạo.
Đặcbiệt, trong công cuộc đổi mới, đại bộ phận đồng bào có đạo và đa số chức sắctrong các tôn giáo không chỉ đồng hành, ủng hộ công cuộc đổi mới toàn diện đấtnước do Đảng lãnh đạo mà còn tích cực tham gia thực hiện các chương trình, kếhoạch phát triển kinh tế-xã hội, an ninh, quốc phòng, góp phần thiết thực xây dựngquê hương đất nước theo tinh thần “tốt đời đẹp đạo.”
Thựctiễn những năm qua khẳng định, xu hướng đồng hành với dân tộc, với chế độ trongtiến trình đổi mới đất nước đang là xu thế chủ đạo chi phối hoạt động của quầnchúng tín đồ và đội ngũ chức sắc các tôn giáo. Đây là một thành tựu có ý nghĩato lớn của công tác tôn giáo và đấu tranh chống hoạt động lợi dụng tôn giáo cầnđược phát huy. Nhìn ra các nước khu vực, thế giới trong những năm gần đây, tìnhtrạng xung đột sắc tộc đan xen với xung đột tôn giáo xảy ra ở nhiều nơi đã chothấy thành tựu này của Việt Nam là rất đáng trân trọng về nhiều mặt.
Bêncạnh đó, vẫn còn một số chức sắc tín đồ do bất mãn cá nhân, hoặc tư tưởng chốngđối chế độ đã có những hoạt động vi phạm pháp luật như chỉ đạo, kích động tín đồgây rối an ninh, trật tự, chống người thi hành công vụ, ngăn cản việc thực hiệnchính sách pháp luật của Nhà nước, gây tình hình phức tạp an ninh, trật tự ở mộtsố địa phương. Các đối tượng này đã được các cơ quan chức năng gặp gỡ đối thoại,khuyên giải từ bỏ các hoạt động vi phạm pháp luật, nhưng với bản chất ngoan cố,họ vẫn tiếp tục có hoạt động chống đối, buộc cơ quan có thẩm quyền phải tiếnhành khởi tố, điều tra xử lý theo đúng pháp luật.
Sựthực ở Việt Nam không có ai bị bắt vì lý do hoạt động tôn giáo; các chức sắc,tín đồ tôn giáo cũng là công dân Việt Nam , họ phải có nghĩa vụ chấp hành luậtpháp Việt Nam. Bất cứ công dân Việt Nam nào kể cả cán bộ, đảng viên khi vi phạmpháp luật đều phải xử lý nghiêm minh. Chức sắc, nhà tu hành, tín đồ các tôngiáo nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì đều phải bị xử lý nghiêm minh như mọicông dân. Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam , mọi công dân không phânbiệt tôn giáo, dân tộc, địa vị xã hội đều bình đẳng trước pháp luật.
Thứnăm: Chính quyền Mỹ và một số nước thường tự cho mình quyền phán quyết về tìnhhình tôn giáo ở một số nước trong đó có Việt Nam .
Họthường tự đề ra các đạo luật về tôn giáo ở Việt Nam để tạo “cơ sở pháp lý” canthiệp vào nội bộ Việt Nam. Hàng năm, Mỹ có 4 báo cáo về vấn đề nhân quyền, tựdo tôn giáo của các nước đều phản ánh sai sự thật.
Trongmấy thập kỷ qua, Mỹ tự cho mình quyền đưa ra các đạo luật, như: Quốc hội Mỹthông qua “Đạo luật tự do tôn giáo quốc tế Mỹ” (mang ký hiệu H.R 2431) vàotháng 10/1998; những năm sau đó là: “Đạo luật nhân quyền cho Việt Nam” (H.R1587), “Đạo luật thúc đẩy tự do tôn giáo và dân chủ ở Việt Nam” (H.R 2833), “Dựluật nhân quyền Việt Nam 2006” (H.R. 3190), “Đạo luật thúc đẩy dân chủ” (H.R1133), “Dự luật đòi chính phủ Việt Nam trả nhà đất của các cá nhân và tổ chứctôn giáo bị tịch thu sau năm 1975” (H.R 415),... Bộ Ngoại giao Mỹ công bố báocáo thường niên về tự do tôn giáo quốc tế lần thứ 6 trong đó đưa Việt Nam vàodanh sách “các nước cần quan tâm đặc biệt về tôn giáo” với lời cảnh báo nếu ViệtNam không thực hiện quyền tự do tôn giáo, sẽ áp dụng các biện pháp chế tài (9-2004).
Saugần hai năm đấu tranh và với sự ủng hộ của các lực lượng tiến bộ ở Mỹ cũng nhưdư luận quốc tế, ngày 14.11.2006 Bộ Ngoại giao Mỹ buộc phải đưa Việt Nam ra khỏidanh sách “các nước cần quan tâm đặc biệt về tôn giáo.”
Đểphụ họa theo kiểu “kẻ đánh trống, người khua chiêng”, Nghị viện châu Âu ra Nghịquyết “Tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam ” (11-2003) và nhiều lần ra báocáo thiếu khách quan về tình hình nhân quyền Việt Nam. Năm 2002, EU ban hànhriêng một nghị quyết về tình hình Tây Nguyên của Việt Nam.
Cũngvào năm đó, Quốc hội Đức lần đầu tiên có nghị quyết yêu cầu Ủy ban châu Âu vàchính phủ các nước EU thực hiện điều khoản quy định về nhân quyền trong hiệp địnhkhung năm 1995 về hợp tác giữa EU với Việt Nam; trong đối thoại với Việt Namnhóm Troika EU ở Hà Nội thường xuyên yêu cầu Việt Nam cung cấp cho họ nhữngthông tin liên quan đến tình hình nhân quyền, tôn giáo ở Việt Nam.
Ngày12.9.2005, Nghị viện châu Âu đã tổ chức điều trần về tình hình nhân quyền ở 3nước Việt Nam, Lào, Campuchia; tạo diễn đàn cho Võ Văn Ái, Phạm Văn Tưởng (tứcThích Trí Lực) đến vu cáo Việt Nam đàn áp tôn giáo và đưa ra yêu sách 7 điểmtrong đó có nội dung đòi tự do tôn giáo...
Nhữnghành động trên của chính quyền Mỹ và một số nước đã thể hiện rõ sự can thiệpthô bạo, trắng trợn của họ vào công việc nội bộ của các quốc gia có chủ quyền,muốn áp đặt luật pháp của nước mình cho nước khác. Đây là điều không thể chấpnhận được trong quan hệ quốc tế hiện nay. Pháp luật tín ngưỡng, tôn giáo của mỗiquốc gia đều được xây dựng phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội và truyền thốngvăn hóa của dân tộc. Vì vậy, không thể lấy pháp luật của nước này áp đặt cho nướckhác.
Việctự cho mình quyền đưa ra các đạo luật để phán xét tình hình tôn giáo ở Việt Namkhông chỉ vi phạm pháp luật quốc tế, can thiệp vào công việc nội bộ Việt Nam màcòn là hành động “bật đèn xanh” cho các tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí lợi dụngđể chống phá Việt Nam về dân chủ, nhân quyền.
Trongchiến lược “diễn biến hoà bình” chống Việt Nam, các thế lực thù địch đã xác địnhtôn giáo là một lĩnh vực trọng điểm nhạy cảm và tìm mọi cách xuyên tạc; lợi dụngvấn đề tôn giáo để chống phá về dân chủ, nhân quyền, gây mất ổn định chính trị-xãhội, kích động chống đối nhằm thực hiện âm mưu xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảngvà chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Song,trước chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật đúng đắn của Đảng và Nhà nướcta, chắc chắn âm mưu thâm độc đó của các thế lực thù địch sẽ bị thất bại.
TheoTTXVN