TheốnhàthuốckếtnốimạngtạiHàNộiđạkèo phápo đánh giá, có lẽ hiếm có nước nào mua thuốc, mua kháng sinh dễ như Việt Nam. Theo khảo sát của Bộ Y tế cho thấy nhận thức về kháng sinh và kháng kháng sinh của người bán thuốc và người dân còn thấp đặc biệt ở vùng nông thôn. Phần lớn kháng sinh được bán mà không có đơn 88% (thành thị) và 91% (nông thôn).
Trong bệnh viện, vẫn còn tình trạng bác sĩ kê đơn thuốc lạm dụng kháng sinh, thuốc tiêm, vitamin, kê quá nhiều thuốc cho một đơn thuốc. Việc thực hiện quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại, vẫn còn tình trạng kê đơn theo tên thương mại đối với trường hợp thuốc không có nhiều hoạt chất. Nội dung ghi hướng dẫn sử dụng thuốc cho bệnh nhân cũng còn sai sót và chưa đầy đủ về hàm lượng, liều dùng, đường dùng, thời điểm dùng; thông tin bệnh nhân chưa đầy đủ.
Đó là một trong lý do khiến Việt Nam nằm trong top những quốc gia có tỉ lệ kháng kháng sinh cao nhất trên thế giới.
Do đó Bộ Y tế quyết tâm thực hiện đề án “Tăng cường kiểm soát kê đơn & bán thuốc kê đơn giai đoạn 2017-2020” và đề án Ứng dụng công nghệ thông tin kết nối nhà thuốc theo Chỉ thị số 23 của Thủ tướng”.
Hà Nội là địa phương đầu tiên cả nước hoàn tất kết nối mạng 100% nhà thuốc |
Theo TS Trương Quốc Cường, Thứ trưởng Bộ Y tế, việc kết nối CNTT các nhà thuốc giúp quản lý tốt hơn nguồn gốc, chất lượng, giá thuốc, góp phần ngăn chặn thuốc giả đi vào hệ thống phân phối, thực hiện cảnh báo và thu hồi có hiệu quả các thuốc không đảm bảo chất lượng cho người dân sử dụng.
Đồng thời việc liên thông các nhà thuốc sẽ giúp kiểm soát tình trạng bán thuốc không kê đơn, giảm kháng kháng sinh.
Việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, kết nối mạng đối với các cơ sở bán lẻ thuốc được thực hiện theo lộ trình, đối với nhà thuốc từ 1/1/2019, đối với quầy thuốc từ 1/1/2020, đối với tủ thuốc trạm y tế xã từ 1/1/2021. Đây là quy định bắt buộc để cơ quan quản lý kiểm soát xuất xứ, giá cả nguồn gốc thuốc mua vào, bán ra và chấn chỉnh tình trạng bán thuốc không theo đơn.
Để thực hiện đề án, từ tháng 8/2018, Bộ Y tế đã thí điểm kết nối liên thông nhà thuốc tại Hưng Yên, Nam Định, Phú Thọ và Đà Nẵng. Đến tháng 9/2018 bắt đầu triển khai trên cả nước.
Đến hiện tại, Hà Nội đã hoàn thành việc ứng dụng công nghệ thông tin kết nối liên thông 3.501 nhà thuốc, đạt 100%; đối với quầy thuốc đạt 94%, tương ứng trên 2.100 quầy thuốc. Hà Nội là địa phương đầu tiên cả nước hoàn thành kết nối nhà thuốc.
Tại TP.HCM hiện cũng đã có 99% nhà thuốc đã liên thông đưa dữ liệu buôn bán thuốc lên hệ thống. Qua phần mềm liên thông nhà thuốc, chỉ cần ngồi một chỗ, người quản lý có thể theo dõi được đơn thuốc, danh mục thuốc kê toa. Điều này có thể giúp người quản lý dễ dàng gửi thông báo.
Tuy nhiên, theo lãnh đạo Sở y tế TP.Hà Nội và TP.HCM, có một thách thức là một số nhà thuốc tư nhân vẫn còn e ngại lộ dữ liệu gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.
Ông Vũ Tuấn Cường, Cục trưởng Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) cũng cho rằng, để triển khai quản lý liên thông hệ thống các cơ sở kinh doanh thuốc đòi hỏi nỗ lực rất lớn của cơ quan quản lý, nhà kinh doanh và sự vào cuộc của người dân. Bởi, nhiều cơ sở phải thay đổi cung cách hoạt động từ thủ công sang điện tử, phải công khai, minh bạch trong kinh doanh. Còn người dân phải thay đổi thói quen tùy tiện sử dụng thuốc sang thực hiện khám bệnh, kê đơn và mua thuốc theo đơn.
Đây là một chiến dịch dài hơi, tốn kém nhiều chi phí phát sinh và việc thực hiện không dễ dàng. Chính phủ và Bộ Y tế vẫn dành một lộ trình để các nhà thuốc kết nối mạng.
Nếu đến đầu năm 2020, các cơ sở bán lẻ thuốc không kết nối được theo quy định của luật Dược cũng như Thông tư số 02/2018/TT-BYT của Bộ Y tế ban hành ngày 22/1/2018 về thực hành tốt các cơ sở bán lẻ thuốc thì nhóm này phải dừng buôn bán thuốc.
Thiên Thư
(责任编辑:Cúp C2)