'Học tiếng Anh cả chục năm vẫn không thể nói một câu hoàn chỉnh'_tỷ số argentina
时间:2025-01-25 16:47:20 出处:World Cup阅读(143)
Đọc bài viết ‘Giáo viên dạy tiếng Anh lắp bắp khi giao tiếp với người nước ngoài’ trênVietNamNet,ọctiếngAnhcảchụcnămvẫnkhôngthểnóimộtcâuhoànchỉtỷ số argentina nhiều độc giả bày tỏ sự đồng tình với nhận định của tác giả.
Độc giả Diện Nguyễn - giáo viên có nhiều năm trong nghề khẳng định “từng chứng kiến người nước ngoài vào thăm, giáo viên Anh văn 'chạy mất dép' vì không thể giao tiếp".
Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy. Cụ thể độc giả ở địa chỉ email Myhong chia sẻ: “Tôi học tiếng anh từ lớp 6 đến lớp 12 nhưng không nói được câu nào. Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi tự đi học thêm 1,5 năm, nói được chút xíu nhưng văn phạm đỡ hơn. Khi đi làm, tôi đi đánh tennis với người nước ngoài nên giao tiếp tiếng Anh khá lên thấy rõ”.
Nhiều độc giả khác cũng chia sẻ họ "trầy trật" với môn tiếng Anh trong thời gian dài nhưng không mang lại hiệu quả.
Cũng từ đây, một số độc giả phân tích về các hạn chế của việc dạy và học tiếng Anh hiện nay. Cụ thể, bạn đọc Lê Minh Quốc viết: “Học phải đi đôi với hành, trong khi đó đội ngũ giáo viên tiếng Anh chất lượng còn hạn chế, sĩ số lớp quá đông, nặng về kỹ năng ngữ pháp, chưa chú trọng vào phần luyện nói, luyện nghe. Quan trọng hơn môi trường giao tiếp không có nhiều”.
Người đọc Dinhluong Le cũng nhận định lý do quan trọng nhất là hiện nay học sinh ở trường công quá tải, 50-55 em/lớp làm sao các em được thực hành, có cơ hội nói?
Cũng theo độc giả này: “Có những em cả tiết học không được giao tiếp lấy một câu tiếng Anh. Một phần nữa, môn tiếng Anh cũng phải học theo trình độ ngang nhau. Một lớp 50-55 em nhưng có vài em giỏi, vài em khá, trung bình, trình độ không đồng đều. Nếu giáo viên nói tiếng Anh 90-100% trong tiết học, nhiều học sinh không hiểu. Còn thầy cô nói tiếng Việt nhiều, những em tiếp thu tốt, giỏi tiếng Anh không muốn học vì chán”.
Độc giả cũng đạt câu hỏi: "Tại sao các trung tâm làm được?". Anh cho rằng: “Không phải giáo viên ở đó giỏi, giáo trình ở đó hay mà thứ nhất họ được sắp xếp học sinh theo trình độ, được test (kiểm tra đầu vào) học sinh. Thứ 2, họ có nhiều công cụ hỗ trợ cho dạy và học. Thứ 3, lớp học khá ít, thường 10-15 em/nhóm”.
Đồng quan điểm, độc giả GiaTran cũng cho rằng: “50-60 học sinh/lớp đừng đòi hỏi nhiều ở đầu ra. Chủ trương thì chương trình phải hướng đến giao tiếp nhưng chương trình thực tế giáo viên phải biến thành dân sale chạy KPI vì phần ngữ pháp chiếm quá nhiều thời lượng”.
Dạy và học tiếng Anh thế nào để nâng hiệu quả?
Độc giả GiaTran đề xuất, chúng ta nên tập trung dạy từ vựng, tư duy theo sơ đồ, thuyết trình.... Các trường phải xây lại chương trình và không ép học sinh thi ngữ pháp. “Vấn đề nằm ở chương trình đào tạo hơn là yếu tố con người”, anh nói.
Độc giả Phuoc Tam Nguy cho rằng: “Tôi thấy chương trình tiếng Anh ở bậc phổ thông của chúng ta hiện nay gần như không có phần nghe nếu có thì rất ít, đề nghị tăng cường thật nhiều phần nghe và nói, viết, ngữ pháp".
Bạn đọc Vũ Hoàng cũng đóng góp giải pháp. Độc giả này đưa ra một số phương án:
1. Soạn sách song ngữ cho tất cả các môn học từ tiểu học lên.
2. Thường xuyên lồng ghép các hoạt động hoặc dạng câu lạc bộ bằng song ngữ.
3. Khuyến khích mọi người dân học tiếng Anh vì mục đích hội nhập.
Độc giả Konnichiwa cũng cho rằng cần giáo dục sớm tiếng Anh. Người đọc này nêu một số nguyên nhân: “Vì sao đứa bé 5-6 tuổi, dù là người Việt hay Mỹ, lại nói lưu loát và hiểu rành mạch tiếng mẹ đẻ mà vẫn không cần biết viết, biết đọc, biết ngữ pháp?”.
Theo độc giả này, Bộ GD-ĐT phải đầu tư, áp dụng song ngữ ngay từ các trường mầm non. “Theo đó, chúng ta cần cho các bé nghe, nói, hát hò, vui đùa bằng tiếng Anh... Việc học viết, học đọc nên từ cấp 1 trở lên, chú trọng học đàm thoại thông qua các bài hát, các trò chơi, diễn kịch… Trong lớp, thời gian "nói" tiếng Anh phải nhiều hơn "viết" tiếng Anh”.
Độc giả LeTien “hiến kế” cho phép dùng tiếng Anh trong cuộc sống hằng ngày: Đặt tên dịch vụ, tên trường học... ngoài tiếng Việt, sử dụng tiếng Anh.
Anh Nguyễn Bảo Thông cho rằng: “Nhịp độ học của chương trình tiếng Anh hiện tại là quá nhanh, quá nhiều, học sinh và giáo viên đều không có đủ thời gian để rèn luyện cho kịp ghi nhớ. Nếu là hệ 7 năm, trong 2 năm đầu, các thầy cô chỉ cần cho học sinh học tập trung vào thì hiện tại đơn và một vài cấu trúc ngữ pháp, còn lại cho các em học một vốn từ nhất định, có thể là 500 từ. Học sinh cần ôn tới ôn lui, như vậy đã có thể giao tiếp.
Sau khi đã vững nền tảng, các em sẽ tiếp tục học mở rộng. Lúc này, giáo viên sẽ lý giải cho học sinh hiểu rõ mối liên hệ của các thì và mở rộng từ từ, phù hợp. Mục tiêu cuối cùng là sau khi tốt nghiệp 12 các em đọc thông viết thạo, giao tiếp lưu loát! Đây là mục tiêu dài hạn! Do đó, giai đoạn xây dựng nền tảng phải đủ chậm, khi nền tảng vững chắc mới tăng tốc độ dạy - học. Còn những bạn nào có mục đích riêng, cần thông thạo tiếng Anh nhanh hơn sẽ tự tìm cách để học thêm".
Độc giả Thanh Đức nhận định: “Học tiếng Anh để thi lấy điểm là thói quen dạy và học của chúng ta lâu nay. Cần thay đổi giáo trình, chương trình và phương pháp, chú trọng 4 kỹ năng đối với bậc học phổ thông. Nếu làm được điều này, việc dạy và học tiếng Anh sẽ khởi sắc”.
Độc giả VietNamNet
Đại học 'mạnh tay' giới hạn đăng ký học phần nếu sinh viên chưa đạt chuẩn đầu ra tiếng Anh
Khả năng đạt chuẩn đầu ra tiếng Anh chủ yếu nằm ở nỗ lực của sinh viên. Nhiều trường đại học cũng có các biện pháp từ khuyến khích tới mạnh tay nhằm giúp các em hoàn thành chỉ tiêu này.猜你喜欢
- Mã vùng điện thoại mới của Thái Nguyên là bao nhiêu?
- Người Việt ít hoài nghi trước nội dung quảng cáo trên Internet
- Google dùng lợi thế lớn nhất làm bẽ mặt Apple
- Xuất hiện tướng mới trong Overwatch có đến 2 chiêu cuối
- 'Em bé hot nhất mạng xã hội' lên sóng cùng quý tử nhà HLV Rap Việt
- Cuộc gặp 47 phút kỳ lạ với nhà tiên tri Vanga
- 34 Chiến Ký chính thức khai mở landing page, chào đón game thủ tham gia minigame
- Cuộc chiến biểu ngữ taxi: CEO Uber khẳng định không trốn thuế tại Việt Nam
- Dàn nhân viên cơ bắp ở viện dưỡng lão Nhật Bản