Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Nguyễn Anh Trí phát biểu.
Sáng 28-10,ĐạibiểuQHXửlýkỷluậtcánbộnghiêmkhắcnhưngcầncólýcótìbdkq laliga Quốc hội bước vào ngày thứ hai thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2022; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023.
Nhiều ý kiến đại biểu đánh giá, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, sự đồng hành vào cuộc của Quốc hội, sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, tình hình kinh tế-xã hội phục hồi tích cực, những kết quả đạt được khá toàn diện, kinh tế vĩ mô được duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát, thu ngân sách vượt so với dự toán.
Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội được tập trung chỉ đạo, bước đầu thực hiện hiệu quả. Quốc hội, Chính phủ đã mạnh dạn phân cấp cho các địa phương, từ đó tập trung tháo gỡ rào cản khó khăn, vướng mắc cho sản xuất kinh doanh, xử lý các tồn đọng kéo dài nhiều năm, ứng phó kịp thời với những biến động của thế giới, khu vực.
Ba thành công nổi bật
Nhìn về ba thành công của Việt Nam được khẳng định trong 9 tháng qua, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) phân tích, thành công đầu tiên là đã kiềm chế một cách hiệu quả dịch COVID-19, điều này có được là do chúng ta đã đồng lòng, linh hoạt, khoa học và quyết liệt chống dịch.
Thứ hai, nền kinh tế được phục hồi tích cực, tăng trưởng mạnh trong điều kiện gặp nhiều khó khăn. Sở dĩ có được điều này là nhờ sự quyết tâm, biết nắm bắt thời cơ và sự đồng tâm hợp tác của các ngành trong toàn xã hội.
Thứ ba, trong một thế giới “nóng bỏng chưa từng thấy, biến động tiêu cực không thể nào dự đoán nổi,” nhưng đất nước ta vẫn ổn định, chủ quyền toàn vẹn quốc gia được tôn trọng. Việt Nam đã có được đường lối ngoại giao kiên định, mềm dẻo, trách nhiệm với đất nước và với thế giới qua việc vận dụng sáng tạo đường lối ngoại giao Hồ Chí Minh theo cách “dĩ bất biến, ứng vạn biến,” thực hiện chính sách ngoại giao cây tre cứng rắn, mềm dẻo, đoàn kết và qua việc kiên định “Việt Nam không chọn phe mà chọn chính nghĩa, chọn lẽ phải,” nhân dân, cử tri rất tin tưởng vào chính sách, đường lối này của Đảng, của Nhà nước.
Còn theo đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp), trong năm 2022, tình hình dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, nền kinh tế đã bắt đầu hồi phục, khởi sắc, hầu hết các lĩnh vực dần được ổn định và hoạt động có hiệu quả. GDP tăng 8%, trong khi mục tiêu là 6-6,5%.
Tổng thu ngân sách vượt dự toán rất cao, tăng hơn 14% so với dự toán, khả năng thu được 350 nghìn tỷ đồng vào cuối năm, trong đó ngân sách trung ương và ngân sách địa phương đều vượt. Đáng chú ý, doanh nghiệp đăng ký thành lập mới là 163.000 doanh nghiệp.
“Chính phủ có những giải pháp tích cực, từ việc triển khai thực hiện Nghị quyết 30/2021/QH15 của Quốc hội, Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ đã góp phần thúc đẩy, phục hồi sản xuất kinh doanh.
Đạt được những kết quả trên là do sự quyết tâm đầy trách nhiệm trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, của Thủ tướng Chính phủ, của bộ, ngành, địa phương, đồng thuận của doanh nghiệp, người dân,” đại biểu nói.
Đạo đức xã hội bị băng hoại nghiêm trọng
Tuy đánh giá cao những kết quả đạt được trong 9 tháng qua, song các đại biểu cho rằng, đất nước vẫn còn rất nhiều vấn đề đáng lo lắng, quan ngại.
Đại biểu Phạm Văn Hòa nêu, cơ cấu ngân sách nhà nước chưa vững chắc, nguồn thu từ đất, từ thuế thu nhập cá nhân vẫn còn rất lớn. Thu từ khu vực sản xuất kinh doanh chỉ bằng 1/3 tổng nguồn thu, trong đó có thu từ dầu hỏa.
Mặc dù các doanh nghiệp đã phục hồi sản xuất kinh doanh, có địa phương thu rất cao, nhưng ngược lại có địa phương thu thấp.
Đại biểu đề nghị Chính phủ quan tâm nhiều hơn trong việc dự toán thu từ sử dụng đất. Thu từ các nguồn thu cần cân đối thực tế để có sự phấn đấu, tránh những trường hợp dự toán thấp để vượt thu, hưởng tỷ lệ cho địa phương, đơn vị.
Cũng theo đại biểu Phạm Văn Hòa, Chính phủ ước thu ngân sách tăng 2,9% là thấp, vì tăng trưởng GDP 8%, lạm phát trên dưới 4% thì mức tăng thu phải tương ứng. 9 tháng đã thu 94%, đến cuối năm còn nhiều khoản thu chưa hết, như vậy sẽ vượt thu khá cao.
Ước dự toán thu năm 2023 cũng thấp, chỉ tăng hơn năm 2022 là 0,4%, trong khi dự toán dư địa của chúng ta còn rất khả quan.
“Nguồn thu còn lại năm 2022 là phải thu, không để sang năm 2023, Chính phủ có chỉ đạo các địa phương thu thấp tăng thu để hoàn thành chỉ tiêu vào cuối năm,” đại biểu này lưu ý.
Cho rằng, thu từ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là lĩnh vực nhiều năm nay không đạt theo chỉ tiêu kế hoạch, đại biểu tỉnh Đồng Tháp chỉ ra, ước thực hiện năm nay lại thấp hơn các năm trước khi có dịch bệnh.
Việc cổ phần hóa nhiều năm nay còn bất cập, giải thể, hợp nhất, sáp nhập còn nhiều khó khăn. Từ đó, đại biểu đề nghị Chính phủ, người đứng đầu doanh nghiệp cần phê duyệt cổ phần hóa và quan tâm nhiều hơn để đạt mục tiêu kế hoạch đã đề ra.
Liên quan đến vấn đề xã hội, đại biểu Nguyễn Anh Trí quan ngại về tình trạng đạo đức xã hội bị băng hoại nghiêm trọng.
Những việc như trẻ em bị đóng đinh vào đầu, hay xưng mày tao với thầy, cô giáo, lấy lý do dạy con học, mẹ “hờ” đánh con đến chết là những chuyện “đau lòng đến tột cùng.”
“Tôi nhận thấy vấn đề này không chỉ là công an điều tra, tòa án xét xử là đủ, mà đây còn liên quan đến đạo đức, đến văn hóa, giáo dục của toàn xã hội. Việt Nam đang rất cần một nền giáo dục tôn sư, trọng đạo; một nền văn hóa nhân văn sâu nặng tình người, một xã hội có đạo đức với nền tảng sống và làm việc phải tuân thủ pháp luật,” đại biểu Nguyễn Anh Trí chia sẻ.
Ông mong Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành có liên quan tập trung giải quyết để chấm dứt những dấu hiệu băng hoại đạo đức này một cách căn cơ, bài bản.
Một vấn đề khác được đại biểu Nguyễn Anh Trí nêu lên là vấn đề một số cán bộ, công chức vi phạm quy định, bị xử lý kỷ luật.
“Có thể nói, chưa bao giờ cán bộ, công chức bị phát hiện vi phạm quy định nhiều như lúc này. Chưa bao giờ có nhiều cán bộ quản lý, lãnh đạo từ thấp lên cao, đến rất cao, bị xử lý kỷ luật như bây giờ. Mặc dù qua đó, chúng ta rất tin tưởng sự quyết tâm chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng, tuy nhiên nhìn những gương mặt bị kỷ luật, những con số bị xử lý, chúng ta không khỏi buồn, đau, lo lắng.”
Đại biểu đề nghị để hạn chế các sai sót của cán bộ, ngoài việc đào tạo, lựa chọn, tiếp tục đẩy mạnh chống tham ô, tham nhũng, tiêu cực, cần chú ý hơn việc tự rèn luyện, tự tu dưỡng, đào tạo của cán bộ.
Đặc biệt, cần nâng cao chất lượng và tính thực chất của việc giám sát từ nhân dân. Không gì qua được mắt nhân dân, bởi vậy nhân dân cần phải vào cuộc phát hiện, điều chỉnh từ sớm, ở mọi lúc, mọi nơi, thì các sai sót của cán bộ mới giảm bớt.
Ngoài ra, khi xem xét kỷ luật cán bộ, cần xem xét thật có lý, có tình; nhất là khi giải quyết những vấn đề mới, khó, chưa có tiền lệ như chống dịch COVID-19 vừa qua, “nghiêm khắc nhưng phải thật có lý, có tình”./.
Theo TTXVN