Nhiều bậc phụ huynh rất muốn dạy tiếng Anh cho con ở nhà,ợiýdạycontiếngAnhởnhàlịch bóng đá trực tiếp nhưng lại không biết phải bắt đầu từ đâu. Vấn đề không phải là vốn tiếng Anh của bạn có hoàn hảo hay không. Điều quan trọng nhất là bạn phải nhiệt tình và bạn cần khuyến khích, khen ngợi trẻ rất nhiều.
Đừng lo lắng nếu đứa trẻ của bạn chưa thể nói tiếng Anh ngay lập tức. Chúng cần thời gian để thấm ngôn ngữ đó. Việc của bạn là hãy kiên nhẫn.
1. Thiết lập một thói quen
Hãy tạo thói quen dành một khoảng thời gian để học tiếng Anh ở nhà. Chỉ cần một khoảng thời gian ngắn nhưng đều đặn. 15 phút là đủ cho trẻ nhỏ. Dần dần, bạn có thể tăng thời lượng khi trẻ lớn hơn và khi sự tập trung của trẻ cao hơn. Hãy đảm bảo các hoạt động phải ngắn và đa dạng để thu hút sự chú ý của trẻ.
Cha mẹ cũng nên thử làm những hoạt động cụ thể vào một thời điểm nhất định trong ngày. Trẻ sẽ cảm thấy thoải mái và tự tin hơn khi biết trước mình chuẩn bị làm việc gì. Ví dụ như, bạn có thể cho trẻ chơi game tiếng Anh hằng ngày sau khi đi học về hoặc đọc một câu chuyện tiếng Anh cho trẻ nghe trước khi đi ngủ. Nếu nhà bạn có không gian, bạn có thể tạo một “góc tiếng Anh” – nơi lưu trữ bất cứ thứ gì liên quan đến tiếng Anh, ví dụ như sách, game, DVD, hoặc những thứ mà trẻ tự làm. Sự lặp lại là cần thiết – trẻ cần nghe từ và cụm từ nhiều lần trước khi chúng có thể tự nói ra.
2. Chơi game
Trẻ có thể học một cách tự nhiên thông qua vui chơi. “Flashcards” là một cách tuyệt vời để dạy và ôn luyện từ vựng. Có rất nhiều trò chơi khác nhau mà bạn có thể chơi với những tấm thẻ như Memory, Kim’s game, Snap hay Happy Families.
Bạn có thể tìm thấy những tấm thẻ có thể download miễn phí ở nhiều chủ đề khác nhau.
Có nhiều loại game mà bạn có thể chơi cùng trẻ để học tiếng Anh:
Action game: Charades, What’s the time Mr Wolf?
Board game: Snakes and ladders
Word game: I spy, Hangman
3. Sử dụng các tình huống hằng ngày
Ưu điểm của việc học tiếng Anh ở nhà là bạn có thể sử dụng các tình huống hằng ngày và những vật dụng thật xung quanh để luyện tập ngôn ngữ này một cách tự nhiên và trong ngữ cảnh cụ thể.
4. Sử dụng các câu chuyện
Trẻ nhỏ thích những cuốn sách có màu sắc tươi sáng và có minh họa hấp dẫn. Hãy cùng nhau xem tranh ảnh và đọc từ khi bạn chỉ vào tranh. Sau đó, bạn có thể yêu cầu trẻ chỉ vào những thứ khác nhau. Hãy khuyến khích trẻ nói ra từ đó bằng cách hỏi “Cái gì đây?”. Nghe đọc chuyện sẽ giúp trẻ làm quen với âm thanh và ngữ điệu của tiếng Anh.
5. Sử dụng bài hát
Nghe bài hát là một cách thực sự hiểu quả để học từ mới và cải thiện cách phát âm. Những bài hát có nhảy múa đặc biệt tốt cho trẻ nhỏ vì trẻ có thể nhảy múa theo khi vẫn chưa thể hát. Những hành động minh họa thường diễn tả ý nghĩa của từ trong bài hát.
Có rất nhiều bài hát vui nhộn bạn có thể nghe cùng trẻ.
6. Dạy ngữ pháp
Với trẻ nhỏ, không cần phải dạy các quy tắc ngữ pháp một cách cầu kỳ, mà thay vào đó cho trẻ làm quen với nghe và sử dụng nhiều cấu trúc ngữ pháp khác nhau theo ngữ cảnh. Ví dụ, cấu trúc “have got” khi bạn nói về ngoại hình của ai đó, hay “must/ mustn’t” khi bạn nói về những quy định ở trường. Nghe cấu trúc ngữ pháp được sử dụng theo ngữ cảnh từ nhỏ sẽ giúp trẻ sử dụng nó một cách tự nhiên và chính xác khi lớn lên.
Với trẻ lớn hơn, bạn có thể sử dụng các bài luyện ngữ pháp, những video, câu đố, trò chơi. Sẽ rất hữu ích khi để trẻ lớn dạy trẻ nhỏ - đây là cách tốt để trẻ tự ôn luyện ngữ pháp.
7. Bạn nên dạy từ/ cụm từ nào trước?
Tùy vào sở thích và tính cách của trẻ để quyết định chủ đề bạn sẽ dạy. Để trẻ chọn chủ đề giúp bạn cũng là một cách hay. Bạn có thể bắt đầu với một số chủ đề gợi ý dưới đây:
Số (từ 1-10, 10-20, 20-100)
Màu sắc
Tính từ (to, nhỏ, cao, thấp, vui, buồn…)
Bộ phận cơ thể người
Đồ chơi
Quần áo
Động vật
Thức ăn
Dù phương pháp dạy của bạn là gì thì điều quan trọng nhất là hãy thư giãn, vui vẻ và khiến những giờ học tiếng Anh trở thành một trải nghiệm thú vị cho cả bạn và con.
- Nguyễn Thảo(Theo Learn English Kids)