Sau khi VietNamNet chia sẻ tâm tư của độc giả Văn Dũng ở quận Thanh Xuân,ụnữkhôngcónăngkhiếuđừngcốcầmvôlăthứ hạng của hokkaido consadole sapporo Hà Nội liên quan đến câu chuyện vợ anh không có năng khiếu lái xe ô tô, nhưng vẫn nung nấu quyết tâm lấy bằng lái xe cho bằng chị bằng em, nhiều độc giả đã bày tỏ ý kiến với những góc nhìn khác nhau.
Số đông độc giả cho rằng, người vợ trong câu chuyện đi xe máy còn không chắc, hay tạt ngang tạt ngửa thì khi lái ô tô khó có thể an toàn được. Bản thân không có năng khiếu lái xe thì tốt nhất không nên cầm vô lăng, sẽ rất nguy hiểm khi tham gia giao thông
Độc giả Trần Dũng bình luận: “Theo những gì bạn mô tả về tính cách đi xe của vợ bạn thì thật sự không nên cho cô ấy lái xe ô tô trên đường, gây nguy hiểm tính mạng cho người khác và bản thân”.
Đồng tình với quan điểm trên, độc giả Trần Thị Như Hà nêu ý kiến: “Mình thật sự sợ gây tai nạn cho người khác lắm. Bạn hãy lựa lời nói cho vợ hiểu không phải ai học cũng lái được. Vì sự an toàn của gia đình nên mình hãy dừng lại”.
“Chiếc xe đỗ một chỗ thì chỉ là cục sắt còn khi chạy trên đường nó là con quái vật. Nếu không đủ bản lĩnh và tự tin thì đừng bao giờ thử cả”, độc giả Lê Hoài Nam chia sẻ.
Thậm chí, có độc giả còn dẫn chứng những câu chuyện của chính bản thân trong thực tế, qua đó can ngăn gay gắt việc không có năng khiếu nhưng vẫn cố lái xe.
“Dù được chồng động viên nhưng mỗi lần ra đường là một lần hoang mang, căng thẳng. Còn việc bị Cảnh sát giao thông phạt thì như cơm bữa. Thế nên đi đâu tôi chủ động bắt taxi hoặc nhờ chồng đưa đi, vừa tiện vừa an toàn lại không lo bị phạt”, độc giả Hằng Vũ bình luận.
“Lái xe quan trọng nhất là sự tập trung và linh hoạt trong động tác, chỉ một sai sót nhỏ sẽ dẫn tới kết quả khôn lường mà không thể nào cứu vớt được. Phụ nữ lái xe ẩu ra đường không may gặp chuyện gì thì khổ bản thân, chồng con và khổ cả người khác.”, độc giả Đình Hiếu bày tỏ ý kiến.
Ngày càng có nhiều phụ nữ tự lái xe. Ảnh: HLX |
Theo chiều ngược lại, nhiều người lại cho rằng, thời buổi hiện nay phụ nữ lái xe là chuyện hết sức bình thường, cánh nam giới nên khuyến khích vợ tập lái nhiều hơn chứ không nên tìm mọi cách ngăn cấm.
Độc giả Thu Thắm bình luận: “Cái gì cũng phải luyện tập. Vợ bạn quyết tâm như thế vậy tại sao bạn lại không kèm cho cô ấy cả lý thuyết và thực hành? Bạn chịu khó hướng dẫn cô ấy sẽ làm được”.
Đồng tình với ý kiến trên, độc giả Thanh Busy cho rằng: “Có thể là vợ bạn không có khiếu lái xe, nhưng thay vì phản đối để gây lộn, bạn nên tìm cách để vợ bạn luyện tập lái nhiều hơn. Tôi tin rằng vợ bạn sẽ thành công với lòng quyết tâm cao của cô ấy. Lúc đó vợ bận sẽ rất biết ơn bạn và gia đình bạn sẽ hạnh phúc hơn”.
“Nên để chị quyết tâm luyện tập và thi bằng được thì thôi. Khi có bằng lái xe có nghĩa là vợ anh được luật pháp công nhận, không lý do gì anh lại ngăn cấm”, độc giả Minh Anh bình luận.
Ở góc nhìn trung lập hơn, độc giả Hoàng Hải cho rằng không ai tự nhiên lái xe giỏi ngay được mà cần phải có thời gian rèn luyện, tích luỹ kinh nghiệm. Do đó không nên nhìn vào việc đi xe máy để “phán” rằng phái đẹp không nên lái xe.
“Ở thời hiện đại như ngày nay, xu hướng phụ nữ năng động tự cấm lái ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, bản thân các chị em cần tự đánh giá được khả năng của mình để cân nhắc. Không nên chạy theo “mốt” một cách mù quáng vì điều khiển ô tô còn ảnh hưởng đến rất nhiều người khác”, anh Hải bày tỏ.
Hoàng Hiệp(tổng hợp)
Bạn có góc nhìn nào với trường hợp trên? Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận. Trân trọng mời bạn đọc gửi tin bài, video, hình ảnh về Ban Ô tô - xe máy, báo VietNamNet qua email: [email protected]. Những nội dung phù hợp sẽ được đăng tải, xin trân trọng cảm ơn!
Sau khi thi trượt bằng lái 2 lần, vợ tôi tiếp tục đăng ký thi tiếp mặc cho chồng can ngăn.
顶: 8253踩: 1947
评论专区