Bệnh viện TP.HCM đi mượn máy ECMO để cứu bé sơ sinh 7 ngày tuổi_kết quả ao

Bé trai được phát hiện tim bẩm sinh (chuyển vị đại động mạch) qua siêu âm tiền sản. Ngay sau sinh,ệnhviệnTPHCMđimượnmáyECMOđểcứubésơsinhngàytuổkết quả ao bé bị tím và chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 1 thực hiện thủ thuật xé vách liên nhĩ.

Ngày 28/2, khi được 7 ngày tuổi, bé bước vào ca mổ tim hở (qua đường cưa xương ức) để chữa hoàn toàn dị tật tim này. Tuy nhiên, ca phẫu thuật lại phát hiện một bất thường khác có thể gây xoắn, gập góc mạch vành, sẽ khiến bé bị thiếu máu cơ tim, suy tim nặng. 

{keywords}
Mới 7 ngày tuổi, bé đã trải qua những giờ phút căng thẳng nhất vì tim bẩm sinh.

Suốt 10 tiếng, bệnh nhi phải sử dụng tuần hoàn ngoài cơ thể. Đúng như lo ngại, kết thúc ca mổ, bé suy tim rất nặng. Nhóm phẫu thuật đã hội chẩn, tính toán phương án chạy ECMO. Nhận thông báo tình trạng nguy kịch của bé, gia đình gần như mất hết hy vọng, đặt hoàn toàn lòng tin vào các bác sĩ. 

Đáng nói, thời điểm đó, máy ECMO của Bệnh viện Nhi đồng 1 đang có bệnh nhi sử dụng. Ban giám đốc đã phải liên hệ nhiều bệnh viện khác trong thành phố để... mượn máy. Bởi lẽ đây là cơ hội sống mong manh cho em bé 7 ngày tuổi này.

Rất may mắn, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM đã sắp xếp 1 máy ECMO hỗ trợ dù ở đây cũng có nhiều bệnh nhân Covid-19 nặng. Sau khi thiết lập ECMO thành công, bé được chuyển ra ngoài khoa Hồi sức ngoại sau hơn 14 giờ ròng rã và căng thẳng. 

Tuy nhiên, theo bác sĩ Trần Quang Dư, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, tình trạng bệnh nhi vẫn rất nặng, huyết động không ổn định và chảy máu.

"Chảy máu nặng là một trong những yếu tố có thể gây thất bại với ECMO mà nhiều trung tâm mổ tim trên thế giới rất e ngại. Các bác sĩ và điều dưỡng trong phiên trực đã thức trắng đêm để bơm tay các chế phẩm máu như hồng cầu, huyết tương tươi đông lạnh gần như liên tục", bác sĩ Dư cho hay.

Tuy nhiên khó khăn chưa dừng lại. 4 tiếng sau khi hỗ trợ ECMO, bé đột ngột tím, mạch nhanh, huyết áp giảm nặng. Ê-kip phẫu thuật nhanh chóng mở ngực của bé để kiểm tra, đánh giá tình hình. Khi đó, là khoảng 4h sáng ngày hôm sau.

Bác sĩ đã phát hiện khối máu đông hình thành do tình trạng chảy máu trong ngực, gây chèn ép tim. Sau khi lấy khối máu tụ, huyết động của bé mới cải thiện và ổn định.

“Các bác sĩ, điều dưỡng trong phiên trực đã thở phào nhẹ nhõm, vô cùng vui mừng dù đã trải qua một đêm trực thức trắng, căng thẳng, xuyên suốt. Có lúc chúng tôi tưởng chừng như tuyệt vọng, lo sợ đã mất bé trong đêm”, bác sĩ Dư chia sẻ.

Vài ngày sau, cơ tim của bé đã phục hồi tốt, kiểm tra siêu âm cho thấy sức co bóp cơ tim tốt, không hẹp, không tắc nghẽn các đường tống máu từ tim. Sau khi ngưng ECMO 3 ngày, bé được đóng xương ức, rút dần máy thở, ngưng được các thuốc vận mạch, được cho bú sữa lại.

Sau hơn 16 ngày điều trị tại khoa Hồi sức Ngoại tình trạng của bé đã ổn định và khỏe mạnh, được chuyển khoa Tim mạch để theo dõi và điều trị tiếp.

"Niềm vui của gia đình, sự khỏe mạnh của bé cũng là niềm vui của nhóm phẫu thuật và Bệnh viện Nhi đồng 1. Hy vọng đó cũng mở ra cơ hội cứu sống được nhiều hơn các bé bệnh tim bẩm sinh nặng và phức tạp", bác sĩ Trần Quang Dư chia sẻ. 

Linh Giao

Cứu bé sơ sinh 20 ngày tuổi mắc dị tật tim từ trong bụng mẹ

Cứu bé sơ sinh 20 ngày tuổi mắc dị tật tim từ trong bụng mẹ

Bé mắc dị tật tim bẩm sinh ngay từ khi còn là thai nhi. Dị tật nguy hiểm khiến dòng máu đi nuôi cơ thể rất nghèo oxy, trẻ tím tái ngay khi vừa chào đời.