-Kể từ khi công trình cống chống ngập tại khu vực bến Phú Định (quận 8,êudựánchốngngậpkhiếnhàngtrămnhàdânbiếndạtỷ lệ cược trực tuyến TP.HCM) bắt đầu thi công, hàng trăm nhà dân lân cận xuất hiện tình trạng sụt lún, nứt nẻ. Không những thế, cuộc sống của người dân ở đây bị đảo lộn khi công trường thi công suốt ngày đêm.
Bà Trần Kim Thu (51 tuổi, ngụ số nhà 32 đường An Tài, phường 7, quận 8) cho biết, nhà bà là một trong số những căn bị ảnh hưởng nặng nhất trong khu vực. Bà Thu cho hay, tình trạng này xuất hiện từ lúc công trình cống chống ngập bắt đầu xây dựng.
“Những vết nứt lúc đầu còn nhỏ, rồi càng ngày càng lan rộng ra. Đặc biệt là những khi họ đóng cọc xây dựng xuống kênh, nhà cửa cứ rung lên hết”, bà Thu nói.
Bà Thu vừa kể vừa chỉ vào những vết nứt xuất hiện trên tường nhà. |
Cũng theo bà Thu, người dân sinh sống trong khu vực đa phần là dân lao động. Ngày làm mệt, đêm về họ chỉ muốn nghỉ ngơi cho lại sức, nhưng từ lâu, đêm chúng tôi cứ thấp thỏm, ngủ không ngon giấc vì những tiếng động lạ, tiếng nứt vỡ trên tường, dưới nền nhà phát ra, nhiều khi tưởng như sập đến nơi.
Do ảnh hưởng từ công trình, các cột bê tông ở mái hiên nhà bà Thu bị nứt toác, có cột gãy đôi. Sợ nhà sập, người phụ nữ này đã dùng các dây nylon để “buộc tạm” các cột nhà lại.
Tường nhà bị nứt gãy, bà Thu buộc tạm bằng dây nylon rồi mua cọc sắt về chống tạm. |
Anh Nguyễn Hùng Minh (trú tại số nhà 40, đường An Tài) kể: “Họ đóng cọc, thi công suốt ngày đêm khiến nhà cửa lúc nào cũng run lên bần bật. Không những thế, người dân chúng tôi còn bị “tra tấn” bởi tiếng ồn phát ra từ công trường”.
Chỉ tay vào vết nứt to bằng bàn tay trên tường, có dòng chữ “Tường nứt, nguy hiểm không lại gần”, anh Minh cho biết, những chữ này là do đơn vị thi công viết.
“Công ty Trung Nam cùng chính quyền địa phương đã mấy lần xuống đo đạc, kiểm tra những vết nứt, sụt lún, hư hại trong các nhà dân và đánh dấu lại. Họ nói đến tháng 10 năm nay, khi công trình thi công xong sẽ bồi thường, nhưng chúng tôi không biết sao”, anh Minh nói.
Vết nứt bằng bàn tay cùng dòng chữ cảnh báo trên tường một nhà dân. |
Bà Thu cũng xác nhận, đơn vị thi công đã xuống những nhà bị ảnh hưởng kiểm tra và hứa tháng 10/2017 sẽ tiến hành bồi thường. “Riêng những hộ bị thiệt hại nặng nề nhất, họ đã tiến hành đưa trước một số tiền để tạm khắc phục hậu quả, sau này bồi thường tiếp. Nhà tôi đã được đưa 18 triệu đồng, một số hộ trong khu vực cũng được họ đưa trước tiền, nhưng chỉ 10, 12, 14 triệu đồng, tùy vào mức độ thiệt hại”, bà Thu nói.
Không chỉ gây hư hại về nhà cửa, công việc kinh doanh của người dân cũng bị ảnh hưởng. Chị Hồng, chủ tiệm tạp hóa cho biết, thời gian trước các hộ kinh doanh ở đây khá thuận lợi. Tuy nhiên, công trình xây dựng cống chống ngập choán hết phần lớn mặt đường An Tài, phần đường nhỏ còn lại chỉ đủ một xe máy chui lọt, lại bị bùn đất từ công trường bắn ra, trời nắng thì bụi bặm, trời mưa rất lầy lội.
Sân nhà anh Minh nứt toác, nhiều mảng lớn bị sụt lún. |
“Chúng tôi còn đỡ hơn vì bán được hàng cho công nhân trong công trường. Nhưng những hộ kinh doanh khác hầu hết phải tạm đóng cửa vì việc buôn bán rất ế ẩm”, chị Hồng tâm sự.
Được biết, công trình này được khởi công từ tháng 6/2016, là một trong 6 cống chống ngập được xây dựng trên địa bàn TP.HCM, do Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Trung Nam (Trung Nam Group), đầu tư với tổng số vốn gần 10.000 tỷ đồng.
Hiện tại, theo thống kê của Trung Nam Group, có 169 căn nhà thuộc phường 16 và phường 7, quận 8, bị hư hại do thi công cống chống ngập. Chủ đầu tư đang phối hợp với các đơn vị bảo hiểm và chính quyền địa phương, nhằm xác nhận hiện trạng, lập hồ sơ bồi thường và thương thảo bồi thường cho các hộ dân chịu ảnh hưởng.
Quốc Tuấn - Khắc Thành