Chất lượng thuốc sản xuất trong nước không thua kém thuốc nhập khẩu,ịthuốcngoạicạnhtranhmạnhthuốcnộihoạtđộngcầmchừdu doan c1 năng lựcsản xuất thuốc trong nước có khả năng đáp ứng cơ bản yêu cầu của người bệnh, tuynhiên, trước sức ép lớn từ thuốc ngoại, nhiều doanh nghiệp sản xuất thuốc nộiphải hoạt động cầm chừng.
Chất lượng không thua kém
Kết quả kiểm nghiệm các mẫu thuốc cho thấy chất lượng thuốc sản xuất trong nướckhông thua kém thuốc nhập khẩu.
Trung bình mỗi năm viện Kiểm nghiệm thuốc của Bộ Y tế tại TPHCM kiểm nghiệmkhoảng 1.000 mẫu thuốc cả nội lẫn ngoại, trong đó phân nửa lấy trên thị trườngthì chất lượng thuốc nội và thuốc ngoại là ngang nhau.
Bộ Y tế cho biết hiện nay, hệ thống các doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nướctương đối phong phú, cả nước có 175 doanh nghiệp sản xuất thuốc, ngoài ra cókhoảng 120 cơ sở sản xuất thuốc đông dược (bao gồm các tổ hợp, hợp tác xã hoặchộ kinh doanh cá thể tham gia sản xuất thuốc y học cổ truyền).
Hệ thống sản xuất này đã đáp ứng khoảng 50% nhu cầu sử dụng thuốc (theo thống kêcủa Cục quản lý Khám chữa bệnh Bộ Y tế). Thực tế trên cho thấy năng năng lựcsản xuất thuốc trong nước là khá lớn và có khả năng đáp ứng cơ bản nhu cầu chữabệnh của người dân.
Ngoài ra, theo những tính toán mới nhất thì hiện nay các nhà máy sản xuất thuốcmới hoạt động được một nửa công suất. Vì vậy, nếu tìm được đầu ra cho sản phẩmthì công suất có thể được nhân đôi, đủ đáp ứng cơ bản nhu cầu thuốc trong nước.
Tuy nhiên, ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế)cho biết các bệnh viện tuyến trung ương còn sử dụng ít thuốc nội cho những loạibệnh mãn tính nguy hiểm cần thuốc đặc trị.
Sức ép cạnh tranh lớn
Theo số liệu của Hiệp hội Doanh nghiệp dược Việt Nam, cả nước hiện có khoảng39.000 điểm bán lẻ dược phẩm và hơn 2.300 doanh nghiệp đăng ký chức năng kinhdoanh dược phẩm, trong khi đó chỉ có 175 doanh nghiệp sản xuất.
Nhìn vào bức tranh trên có thể thấy doanh nghiệp sản xuất thuốc nội đang đứngtrước sức ép cạnh tranh rất lớn, đặc biệt là khả năng cạnh tranh với các thuốcnhập ngoại.
Làm thế nào để tăng sức cạnh tranh của thuốc nội lên để tăng tỷ lệ sử dụng thuốcnội trong bối cảnh thuốc ngoại xâm nhập thị trường là một vấn đề lớn.
Có rất nhiều cách trả lời cho câu hỏi này, phụ thuộc vào góc nhìn của từng người.Các bác sỹ thì cho rằng vấn đề mấu chốt là thuốc nội cần chứng minh được chấtlượng của mình thông qua hiệu quả sau điều trị để thuyết phục cả thầy thuốc lẫnngười bệnh.
Ở góc độ quản lý dược, ông Trương Quốc Cường (Cục trưởng Cục Quản lý Dược) thìcho rằng trong vấn đề đưa thuốc nội vào bệnh viện thì vai trò của bác sỹ rấtquan trọng, bởi thực tế là người bệnh không tự quyết định chọn thuốc mà cácthuốc đều do bác sỹ chỉ định.
Nếu bác sỹ không kê thuốc nội (kể cả khi thuốc đã được cơ quan chuyên môn đánhgiá đảm bảo chất lượng) thì người bệnh khó có thể sử dụng thuốc nội trong điềutrị như một cách để giảm chi phí, tăng hiệu quả và giúp thuốc nội có thêm chỗđứng trên thị trường.
Ở góc độ quản lý bệnh viện, lãnh đạo các bệnh viện cũng đồng tình cho rằng khikê đơn thì thầy thuốc phải tính đến 4 yếu tố: tính an toàn, hiệu quả, tiện dụngvà kinh tế, tuy nhiên yếu tố tính kinh tế chưa được quan tâm nhiều. Nếu kê đơnnhiều thuốc ngoại thì sẽ gây khó cho người bệnh.
Nhấn mạnh vai trò chủ đạo của bác sỹ
Vì thế, đề án Người Việt dùng thuốc Việt do Bộ Y tế xây dựng đã nhấn mạnh đếnvai trò của người đứng đầu các cơ sở y tế và các thầy thuốc trong việc đưa thuốcnội vào bệnh viện nhiều hơn.
Theo đó, người đứng đầu cơ sở y tế phải xây dựng kế hoạch và tiêu chí phấn đấuđể khuyến khích Hội đồng thuốc và điều trị đơn vị tăng tỷ lệ sử dụng thuốcsản xuất tại Việt Nam đáp ứng yêu cầu điều trị hiệu quả và đáp ứng mục tiêu củaĐề án.
Người đứng đầu cơ sở y tế xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát các bác sĩ, thầythuốc trong công tác tư vấn, kê đơn thuốc cho người bệnh, từ đó hạn chế lạm dụngkê đơn thuốc nhập khẩu đắt tiền, bảo đảm thực hiện đúng mục tiêu, yêu cầu của Đềán.
Đối với bác sỹ khám bệnh, kê đơn thuốc và điều trị: Có trách nhiệm tư vấn, kêđơn thuốc và điều trị cho người bệnh bằng thuốc sản xuất tại Việt Nam, hạn chếlạm dụng kê đơn thuốc nhập khẩu đắt tiền, bảo đảm thực hiện đúng mục tiêu, yêucầu của Đề án.
Người đứng đầu cơ sở y tế tăng cường công tác truyền thông, cung cấp thông tinchính xác, đầy đủ đối với các dịch vụ y tế và thuốc sản xuất tại Việt Nam đểngười dân từng bước nhận thức đầy đủ về khả năng cung cấp và chất lượng của cácsản phẩm thuốc chữa bệnh trong nước đã sản xuất được.