Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an đã hoàn tất kết luận điều tra,ânHoàngMinhvớitròphùthủyhuyđộnghơntỷđồlịch bóng đá hôm nay ngày mai đề nghị truy tố 15 bị can trong vụ án "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh. Qua đó đã làm rõ chiêu trò Tập đoàn này sử dụng để huy động số tiền đặc biệt lớn của hàng nghìn người bị hại.
Theo kết luận của cơ quan điều tra (CQĐT), thời điểm tháng 6/2021, Tân Hoàng Minh rơi vào tình trạng khó khăn khi các dự án mới chưa thể triển khai, lại chịu thêm ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh Covid-19. Khi đó, Tân Hoàng Minh dư nợ tín dụng lên tới hơn 18 nghìn tỷ đồng.
Trước tình hình nhiều món nợ đến hạn và quá hạn phải trả, ông Đỗ Anh Dũng (Chủ tịch Tân Hoàng Minh) đã thống nhất chủ trương, chỉ đạo con trai Đỗ Hoàng Việt (Phó TGĐ phụ trách tài chính của Tân Hoàng Minh) cùng thuộc cấp triển khai việc phát hành các gói trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ để huy động vốn.
Bị can Đỗ Hoàng Việt và cấp dưới đã thống nhất lựa chọn công ty thuộc Tân Hoàng Minh phát hành trái phiếu riêng lẻ, loại hình trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và lựa chọn hình thức trái phiếu có tài sản đảm bảo để tạo niềm tin, thu hút được nhiều người mua trái phiếu.
Sau đó, Công ty Tân Hoàng Minh (pháp nhân trung tâm) ký hợp đồng mua trái phiếu sơ cấp, chạy dòng tiền “khống” để thanh toán trái phiếu; hợp thức phương án phát hành, tạo lập giá trị “ảo” của trái phiếu, hợp thức trái chủ sang cho Công ty Tân Hoàng Minh; lấy uy tín, thương hiệu Tân Hoàng Minh để bán trái phiếu, huy động và chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư thứ cấp, trong đó chủ yếu là người dân không phải nhà đầu tư chuyên nghiệp.
Kết quả điều tra cho thấy, bố con ông Đỗ Anh Dũng đã chỉ đạo các bị can, cá nhân liên quan tại Tân Hoàng Minh sử dụng 3 công ty (Công ty Ngôi sao Việt, Công ty Soleil và Công ty Cung điện mùa đông) ngụy tạo các hoạt động kinh tế không có thật thông qua các hợp đồng “khống” giữa nội bộ các công ty, cá nhân trong Tập đoàn để làm phương án phát hành các gói trái phiếu riêng lẻ.
Phía Tân Hoàng Minh còn thỏa thuận với các công ty kiểm toán “làm đẹp” báo cáo tài chính, hợp thức báo cáo kiểm toán với ý kiến chấp nhận toàn phần, để đủ điều kiện phát hành theo quy định; sử dụng các dạng tài sản, quyền tài sản như quyền sử dụng đất, giá trị cổ phần, vốn góp, tài sản hình thành trong tương lai.
Trong đó, có một số loại tài sản chưa hoàn thiện đầy đủ thủ tục pháp lý, chưa đảm bảo giá trị để thông qua các công ty thẩm định giá ban hành chứng thư và báo cáo thẩm định giá, ghi nhận giá trị tài sản đảm bảo, tạo niềm tin cho người mua trái phiếu.
Công ty Tân Hoàng Minh còn ký các hợp đồng “giả cách” chuyển nhượng trái phiếu, chạy dòng tiền “khống” thể hiện việc thanh toán tiền từ Công ty sang các công ty phát hành, rồi chuyển tiền sang cho các cá nhân, tổ chức theo phương án phát hành trái phiếu nhằm hợp thức, tạo lập giá trị “ảo” các gói trái phiếu và trái chủ sơ cấp cho Công ty Tân Hoàng Minh…
Sau huy động vốn của các người mua trái phiếu thứ cấp, tiền này bị sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, không đúng mục đích phát hành trái phiếu.
5 công ty chứng khoán giúp trái phiếu Tân Hoàng Minh xuất hiện trên thị trường
CQĐT làm rõ, thông qua Công ty Ngôi sao Việt, Công ty Soleil và Công ty Cung điện mùa đông, Tân Hoàng Minh đã phát hành được 9 gói trái phiếu riêng lẻ, với tổng giá trị 10.030 tỷ đồng.
Sau khi hợp thức trở thành trái chủ sơ cấp, Công ty Tân Hoàng Minh đã huy động được tổng doanh số hơn 13.972 tỷ đồng của người mua trái phiếu, cao hơn giá trị phát hành là do Công ty Tân Hoàng Minh chia nhỏ kỳ hạn so với kỳ hạn gốc, mua đi bán lại nhiều lần.
Hậu quả thiệt hại trong vụ án được xác định là hơn 8.807 tỷ đồngcủa 8.649 lượt nhà đầu tư trái phiếu của 9 gói trái phiếu. CQĐT xác định có 6.631 người bị hại (một người có thể cùng mua các gói trái phiếu khác nhau nhưng chỉ được tính là 1 bị hại trong vụ án).
Theo kết luận điều tra, các công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC), An Bình (ABS), Agriseco, KIS Việt Nam, Everest (EVS) là các đơn vị tư vấn phát hành giúp cho trái phiếu của nhóm Tân Hoàng Minh xuất hiện trên thị trường. Để trái phiếu được phát hành, có nguyên nhân từ một số lỗi vi phạm của 5 công ty chứng khoán, với vai trò đơn vị tư vấn phát hành.
Sau khi có yêu cầu từ CQĐT, các công ty chứng khoán này đều đã nộp lại toàn bộ khoản phí đã được nhận theo hợp đồng nhằm thu hồi nguồn tiền phạm tội.
Công ty chứng khoán An Bình đã ký hợp đồng tư vấn phát hành, đại lý đăng ký, lưu ký, đại diện sở hữu gói trái phiếu 800 tỷ đồng cho Công ty Soleil.
Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVS) ký hợp đồng tư vấn và đại lý phát hành gói trái phiếu 800 tỷ đồng cho Công ty Ngôi Sao Việt.
Công ty Chứng khoán Agriseco ký 3 hợp đồng tư vấn phát hành gói trái phiếu riêng lẻ 450 tỷ đồng, 500 tỷ đồng và 1.900 tỷ đồng cho Công ty Soleil.
Công ty Chứng khoán Everest ký hợp đồng tư vấn phát hành gói trái phiếu 3.230 tỷ đồng cho Công ty Cung điện mùa đông.
Công ty Chứng khoán KIS Việt Nam ký hợp đồng tư vấn, đại lý phát hành trái phiếu cho gói trái phiếu 450 tỷ đồng với Công ty Cung điện mùa đông, làm đại diện trái chủ, nhận tài sản bảo đảm.
Ngoài ra, KIS Việt Nam còn ký hợp đồng tư vấn, chuẩn bị hồ sơ chào bán cho 2 gói trái phiếu trị giá 1.900 tỷ đồng và gói trái phiếu 1.100 tỷ đồng cho Công ty Cung Điện mùa đông. Tuy nhiên, các gói trái phiếu này chưa kịp hoàn thành thì bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định thu hồi vào tháng 4/2022.
(责任编辑:Thể thao)
Rory McIlroy vô địch Wells Fargo Championship
Chưa có bằng chứng lỗ hổng Mail trên iPhone, iPad bị khai thác
Bóng đá Anh: Arsenal hết sạch thủ môn vì bão chấn thương
Bắt số pháo lậu lớn nhất ở cửa khẩu Lao Bảo
Việt Nam, US see ample room for cooperation: ambassador
Truyện Nghịch Thiên Chi Nữ Kiều Ngạo
Facebook ra ứng dụng Facebook Gaming
Tin thể thao: 7 thống kê đáng kinh ngạc về 'sát thủ' Ibrahimovic
Vì sao Trịnh Kim Chi không tiếp tục kêu gọi quyên góp ủng hộ Thương Tín?
Viettel hỗ trợ giải pháp công nghệ cho 11 quốc gia chống dịch Covid