Chia sẻ với VietNamNet,áoviênmongđợiphiêntrảlờichấtvấnđầutiêncủaBộtrưởngGiáodụbxh bolivia thầy Nguyễn Thành Công, giáo viên Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm cho biết rất quan tâm đến những chất vấn và phần trả lời của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn.
“Trên cương vị Bộ trưởng của một ngành rất quan trọng, có liên quan chặt chẽ với hầu hết mọi gia đình, thì tôi tin các thầy cô, phụ huynh và cả học sinh rất mong đợi phần trả lời chất vấn này”.
Ở góc độ cá nhân, thầy Công cho biết quan tâm đến kế hoạch của Bộ GD-ĐT như thế nào để phối hợp với các địa phương trong việc cho học sinh đến trường.
“Việc cho học sinh học trực tuyến trong thời gian qua nhằm thích ứng với diễn biến phức tạp của đại dịch Covid – 19 là cần thiết, đảm bảo an toàn cho học sinh, phụ huynh và cộng đồng và duy trì liên tục mạch kiến thức và kế hoạch năm học của các cơ sở giáo dục. Tuy nhiên, việc học trực tuyến cũng có những khía cạnh đáng bận tâm như sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần của học sinh đặc biệt là các học sinh tiểu học. Điều kiện cơ sở vật chất giữa các vùng, miền là hoàn toàn khác nhau, điều kiện mỗi gia đình cũng khác nhau, do vậy nhiều gia đình đặc biệt là ở nông thôn, miền núi gặp khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động học tập trực tuyến.
Tôi nghĩ Bộ cần có các điều tra một cách bài bản về điều kiện ở các khu vực khác nhau, phối hợp với Bộ Y tế để đưa ra một bộ tiêu chuẩn vùng nào cho phép học trực tiếp, vùng nào phải học trực tuyến và nếu học trực tuyến thì cũng phải nghiên cứu: thời lượng học tối đa, học những gì? loại thiết bị nào đảm bảo tiêu chuẩn để học được, tránh tình trạng các thiết bị không đảm bảo gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thể chất, tinh thần, thị lực của học sinh”, thầy Công nói.
Thầy Nguyễn Thành Công, giáo viên Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm |
Vấn đề thứ hai, thầy Công mong Bộ GD-ĐT sớm công bố đề tham khảo thi tốt nghiệp THPT năm 2022 (nếu có).
“Bộ GD-ĐT công bố sớm sẽ tạo điều kiện cho các thầy cô giáo yên tâm giảng dạy và các học sinh yên tâm xây dựng một lộ trình học tập phù hợp, thích ứng với những điều kiện hiện có, trong bối cảnh nhiều nơi dạy học trực tuyến”.
Vấn đề thứ ba, thầy Công mong Bộ trưởng Bộ GD-ĐT quan tâm giải quyết dứt điểm những “lùm xùm” về đề thi tốt nghiệp THPT năm 2021.
"Ngay sau kì thi tốt nghiệp THPT năm 2021, mạng xã hội và hàng loạt các trang báo đã đưa tin về “đề ôn tập ở Hà Tĩnh giống đến 80% đề thi tốt nghiệp”.
Chúng tôi được biết, Bộ GD-ĐT đã tiếp nhận thông tin về vấn đề này nhưng cho đến nay vẫn chưa có công bố chính thức về phương thức giải quyết cũng như kết quả sự việc để làm yên lòng giáo viên và học sinh trong cả nước, đặc biệt là các thí sinh đã thi năm 2021 cũng như các thí sinh chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp năm 2022.
Nếu có sai phạm thì cần nêu rõ sai phạm đó được xử lí như thế nào và nếu không có sai phạm, thì thiết nghĩ cũng cần thông báo để minh oan cho giáo viên đó. Việc giải quyết triệt để vấn đề này là tiền đề quan trọng để chuẩn bị cho kỳ thi ở năm học mới”, thầy Công nêu quan điểm.
Mong thông điệp rõ ràng về các vấn đề nóng
Thầy Hồ Tuấn Anh, Hiệu trưởng Trường THCS Quỳnh Phương (Thị xã Hoàng Mai, Nghệ An) cũng rất ngóng đợi phiên đăng đàn này của Bộ trưởng GD-ĐT.
“Tôi mong ngay ở lần đầu tiên đăng đàn trước Quốc hội, tư lệnh ngành giáo dục và đào tạo thể hiện được bản lĩnh, không né tránh những vấn đề nóng. Đặc biệt, mong đợi những thông điệp rõ ràng của Bộ trưởng trong việc tháo gỡ những vướng mắc về triển khai chương trình lớp 6 (khi hầu hết các đơn vị đang rối chuyện triển khai các môn tích hợp, giáo dục địa phương, trải nghiệm- hướng nghiệp. Thiếu nguồn lực thiết bị, nguồn lực đội ngũ); vấn đề xếp hạng giáo viên gắn với chứng chỉ chức danh nghề nghiệp; vấn đề thừa, thiếu giáo viên cục bộ ở nhiều địa phương hiện nay”, thầy Tuấn Anh nói.
Thầy Trần Trung Hiếu, giáo viên Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An) |
Đồng quan điểm, thầy Trần Trung Hiếu, giáo viên Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An) mong Bộ trưởng nói thẳng, đi thẳng vào những vấn đề trọng tâm.
“Thứ nhất, cần có một đánh giá đầy đủ, khách quan, trung thực về những bất cập xoay quanh việc dạy học trực tuyến trong thời gian qua. Từ đó, mới có những giải pháp tối ưu cho dạy học trực tuyến trong đại dịch và cho các kỳ thi sắp tới, đặc biệt là thi tốt nghiệp THPT năm 2022.
Thứ hai, Bộ GD-ĐT cần rõ ràng, minh bạch, dứt khoát trong triển khai việc học và thi chứng chỉ chức danh nghề nghiệp ở tất cả các địa phương.
Thứ ba, cần có sự phối hợp với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, Bộ VH,TT&DL để có những giải pháp từng bước hạn chế tình trạng bạo lực học đường có xu hướng ngày càng gia tăng, gây bức xúc cho dư luận xã hội và đội ngũ các nhà giáo”, thầy Hiếu nêu quan điểm.
Công tác ở địa bàn vùng miền núi khó khăn, thầy Nguyễn Nam Sơn (Phó Hiệu trưởng Trường THPT Mường Lát, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa) cho hay mong muốn Bộ trưởng cũng như Bộ GD-ĐT quan tâm đến chế độ đãi ngộ của cán bộ giáo viên đang công tác ở vùng cao để làm sao giữ được những người có tâm huyết gắn bó lâu dài, có kinh nghiệm và lòng nhiệt thành với học sinh có thể yên tâm công tác.
"Bên cạnh đó, mong Bộ trưởng có những giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục miền núi, vùng sâu vùng xa nhưng các giải pháp này phải đồng bộ từ cấp tiểu học lên THPT”, thầy Sơn chia sẻ.
Thầy Nguyễn Nam Sơn (Phó Hiệu trưởng Trường THPT Mường Lát, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa). |
Theo kế hoạch, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn sẽ trả lời chất vấn trước Quốc hội sáng 11/11.
Nhóm vấn đề dự kiến được chất vấn là việc bảo đảm chất lượng dạy và học, tiếp tục thực hiện đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo trong điều kiện dịch Covid-19. Công tác dạy và học trực tuyến bảo đảm hiệu quả, công bằng trong việc tiếp cận các điều kiện giáo dục, học tập giữa học sinh các vùng miền.
Ngoài ra là việc giảm tải chương trình học cho học sinh, việc thu hẹp khoảng cách về giáo dục giữa thành thị và nông thôn, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Công tác an toàn trường học, y tế học đường để học sinh, sinh viên có thể trở lại trường học. Phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT trong bối cảnh dịch bệnh.
Thanh Hùng
Bộ GD-ĐT khẳng định dạy và học trực tuyến bảo đảm hiệu quả
Trong báo cáo một số nội dung liên quan đến nhóm vấn đề chất vấn tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, Bộ GD-ĐT khẳng định dạy và học trực tuyến bảo đảm hiệu quả, công bằng trong việc tiếp cận điều kiện học tập giữa các vùng miền.