Teaser 'Chuyện ma gần nhà'
VietNamNet gặp gỡ nghệ sĩ Mạc Can trên phim trường Chuyện ma gần nhà. Trong phim,ệsĩMạcCandiễnnhưlênđồngtrênphimtrườngkinhdịlich thi đau laliga ông vào vai phụ là loại nhân vật "lần đầu hóa thân trong đời". Vì vậy khi mới nhận kịch bản, Mạc Can không biết hóa thân thế nào, thậm chí nhiều đêm mất ngủ vì mải nghĩ về vai diễn.
Huỳnh Thanh Trực lém lỉnh bên Mạc Can.
Để xây dựng tạo hình chú hề, Mạc Can phải tô son đỏ lên mặt. Loại son này không dễ rửa sạch bằng nước, phim trường lại không có xà phòng nên hầu như ông phải để nguyên mặt mỗi khi về nhà. "Nhiều lần, tôi dọa tài xế taxi hoảng hồn với khuôn mặt này", nghệ sĩ bật cười.
Diễn viên Huỳnh Thanh Trực đóng vai con trai của ông. Huỳnh Thanh Trực đã đến nhà Mạc Can ở một thời gian ngắn để làm quen cũng như học hỏi nghệ sĩ gạo cội. Cả hai gọi nhau là "cha - con" ngoài đời và thống nhất giữ cách gọi này ngay cả khi phim đã đóng máy.
Huỳnh Thanh Trực kể sau thời gian ở nhà Mạc Can, hai người diễn rất tự nhiên. Trước ống kính, họ thường thoại bằng cảm xúc nội tâm hơn là phụ thuộc hoàn toàn vào kịch bản. Đạo diễn Trần Hữu Tấn vốn rất khắt khe, luôn yêu cầu diễn viên thoại đúng từng chữ trong kịch bản. Riêng phim này, anh chấp nhận việc hai diễn viên đối thoại tự nhiên sau khi nhập vai cha con. Có cảnh, Huỳnh Thanh Trực thoại khác hẳn kịch bản, cứ tưởng sắp phải diễn lại thì đạo diễn Tấn nói từ bộ đàm: "Rất tốt, giữ như vậy, cảnh tiếp theo".
Mạc Can bên diễn viên Phúc Đặng (62 tuổi) đóng thế mình.
Nhập vai cha con, Mạc Can và Huỳnh Thanh Trực dễ dàng thể hiện cảm xúc. Nghệ sĩ gạo cội nói: "Tôi coi Trực là con mình nên rất dễ khóc. Tôi hơn 70 tuổi, đẻ ra ổng được chứ. Cứ nhìn con mình bị gì đó là tôi đau, bật khóc ngay". Huỳnh Thanh Trực cũng chia sẻ: "Có cảnh hai cha con ngồi trò chuyện với nhau, tôi chưa kịp diễn đã xúc động đến rơi nước mắt".
Nhà sản xuất Hoàng Quân kể từ bé, anh từng xem và ấn tượng nghệ sĩ Mạc Can trình diễn tại Nhà thiếu nhi TP.HCM. Cảnh ông diễn xiếc, làm ảo thuật khắc sâu trong tâm trí nhiều thế hệ khán giả. Vì vậy khi đưa hình ảnh nguyên mẫu của Mạc Can vào phim, ê-kíp không cần hóa trang nhiều thì khán giả vẫn có thể nhận biết ngay.
Trên phim trường, nghệ sĩ Mạc Can được ưu tiên hàng đầu. Ông có nhân viên cõng khi di chuyển, có diễn viên đóng thế những phân cảnh đi lại nhiều, được sắp xếp chỗ nghỉ thoải mái nhất, có bác sĩ túc trực và chuẩn bị chế độ ăn riêng.
Nghệ sĩ gạo cội được chăm sóc như "VIP" trên phim trường. |
Mạc Can cũng đáp lại tình cảm của ê-kíp bằng thái độ làm việc tận tâm, chuyên nghiệp. Ông yếu, đi lại khó khăn nhưng đứng trước ống kính lại diễn như "lên đồng", sẵn sàng di chuyển liên tục. Ông làm mọi thứ để phục vụ vai diễn, không ngại xấu hay vất vả. "Tôi càng ra ngoài làm việc càng khỏe, gặp nhiều "người yêu" mới. Tôi phải ngồi một chỗ thì khổ quá", Mạc Can nói.
Nghệ sĩ kết lại tâm sự: "Tôi thích câu "chậm mà chắc", giống như tôi tự trấn an khi mình ngày càng chậm. Tôi đi lại khó khăn hơn trước nhiều, lên phim trường phải nhờ người cõng. Nhưng nếu một đoàn phim nào ngỏ lời mời, miễn là còn sống, tôi sẽ đi".
Bài, ảnh Gia Bảo
"Bên cạnh bệnh nền tái phát, vấn đề tinh thần đối với nghệ sĩ Mạc Can rất quan trọng. Ông không được đi đóng phim, gặp gỡ đồng nghiệp và đoàn phim thì buồn bã, ủ dột rồi sinh bệnh...", em gái Mạc Can kể.