Năm 2017 thông qua mạng xã hội,ơnácmộngcủacụbàtuổilạcvàolướitìnhcủangườiyêutrẻbóng tây ban nha bà Sherry Ellis (tên nhân vật đã thay đổi, 77 tuổi, ở Mỹ) tình cờ làm quen với một người đàn ông trẻ tuổi ở Malaysia. Hai người thường xuyên tâm sự, trò chuyện cùng nhau và rất "tâm đầu ý hợp". Một thời gian sau, người này bất ngờ bày tỏ tình cảm với bà.
Kể từ đó, chàng trai liên tục gửi các bức thư điện tử mùi mẫn, làm trái tim cụ bà rung động như thời thiếu nữ và tình yêu của hai người bắt đầu từ đó. Tình trẻ nói với bà Ellis rằng mình là một "ông trùm" trong lĩnh vực xây dựng. Điều đó càng khiến người phụ nữ 77 tuổi khâm phục và tự hào. Dù chưa một lần gặp mặt nhưng bà Ellis đều tin vào lời hoa mỹ, hứa hẹn kết hôn của chàng trai trẻ ngoại quốc.
Không dừng lại ở đó, vào một ngày tháng 8/2017, cụ bà đã quyết định đến Malaysia theo lời hẹn ước để gặp mặt ý trung nhân của mình. Trớ trêu thay, đó chính là thời điểm cơn ác mộng bắt đầu.
Bà được một người đàn ông ra sân bay đón và dẫn tới khách sạn ở thành phố Puchong, bang Selangor, để gặp "người yêu". Tuy nhiên, anh này đã lấy trộm hành lý cũng như các giấy tờ tùy thân của bà rồi chuồn thẳng. Bà đành tìm tới Đại sứ quán Mỹ nhờ trợ giúp, Asiaone cho biết.
Các nhân viên đại sứ đã liên lạc với cơ quan chức năng nước sở tại và được cho biết cảnh sát đã bắt hai người đàn ông khả nghi, tịch thu 30.000 USD (khoảng 700 triệu đồng) và các giấy tờ, điện thoại, 3 thẻ ATM... họ nhận từ hai kiện hàng. Hai kẻ này đều còn trẻ, 26 và 33 tuổi, là người châu Phi, đã ở Malaysia từ năm 2015 theo thị thực sinh viên.
"Chúng tôi cũng đang nắm các đoạn hội thoại trên mạng giữa những kẻ tình nghi và nạn nhân. Đó là bằng chứng cho thấy 2 tên này chuyên lừa đảo bằng cách gửi các tin nhắn ngọt ngào qua email cho phụ nữ", đại diện cảnh sát cho biết.
Các nhà chức trách cảnh báo mọi người cần thận trọng khi gặp gỡ người lạ trên mạng xã hội và không bao giờ chuyển tiền cho một người mình chưa từng gặp trực tiếp.
Người già dễ bị lừa tình trên mạng
Ông Chris Connell, Giám đốc điều hành Kaspersky khu vực châu Á - Thái Bình Dương, chia sẻ: "Càng trẻ, chúng ta càng tò mò và mạo hiểm. Đến khi về già, chúng ta có có quá nhiều thời gian và các khoản tiền tiết kiệm, tiền nghỉ hưu. Tội phạm công nghệ cao biết rõ đối tượng lớn tuổi sẽ cảm thấy cô đơn và mong muốn sự quan tâm vì họ không thể ra ngoài nhiều như thời còn trẻ".
Một luật sư chuyên về luật người cao tuổi ở thành phố Chicago thông tin: "Tôi đã chứng kiến nhiều người lớn tuổi thế chấp nhà, vay những khoản tiền lớn từ hàng xóm, rút hết tiết kiệm hưu trí để gửi tiền cho kẻ lừa đảo".
Ở Đông Nam Á, một nghiên cứu vào tháng 2 của Kaspersky đã chỉ ra gần một nửa người dùng từng là nạn nhân của các cuộc lừa tình qua mạng.
Hầu hết số tiền lừa đảo trong các vụ việc này đều dưới 100 USD. Điều đáng chú ý, tỷ lệ nạn nhân tập trung vào 2 thế hệ lớn tuổi nhất: Baby Boomer (sinh trong giai đoạn 1946 - 1964) và Silent Generation (1918 - 1945) chiếm tới 33%. Trong khi đó, chỉ có 8% người dùng thuộc thế hệ GenZ cho biết họ bị mất 10.000 USD vì các vụ lừa đảo tình ái trên mạng.
Với một số người từng là nạn nhân, điều khó khăn nhất với họ là xác định những yếu tố cho thấy hoạt động nào là lừa đảo.
Các buổi tư vấn, đào tạo người cao tuổi đang được tiến hành ở Australia, qua đó giúp họ tránh không trở thành nạn nhân của những đối tượng lừa đảo.
Ông Larry Pionilla đã về hưu, ở thành phố Adelaide, Australia, cũng suýt bị lừa đảo trên mạng. "Tôi mở máy tính xách tay ra, thấy có gì đó khác khác, không quen thuộc, nên tôi đóng ngay máy lại. Con gái tôi bảo: Bố, lừa đảo đấy, dừng lại đi", ông Pionilla kể.
Ông Pionilla đang tham gia nhóm những người cao tuổi được hướng dẫn để phát hiện đối tượng lừa đảo trên mạng. Chương trình huấn luyện cho các học viên về những chiêu lừa đảo chính thường được sử dụng trên mạng. Chương trình do một ngân hàng phối hợp tổ chức với một câu lạc bộ bóng đá.
Năm 2022, 3,1 tỷ AUD (hơn 48.000 tỷ đồng) đã bị các đối tượng lừa đảo cướp của các nạn nhân, theo Ủy ban Cạnh tranh và Tiêu dùng Australia. Người cao tuổi và dễ tổn thương thuộc một trong những nhóm người bị tấn công nhiều nhất.
Theo ông Nick May đến từ Ngân hàng Beyond Bank, Australia, nhiều người bị lừa đảo qua mạng trong thời gian gần đây. Ông cho hay: Chúng tôi muốn huấn luyện cho các khách hàng và cộng đồng về những loại lừa đảo và cách có thể tự bảo vệ mình.
Theo Sức khỏe và đời sống