Xe điện chính hãng 'chật vật' cạnh tranh với xe lậu đang áp đảo thị trường_xem độ bóng đá
时间:2025-01-10 15:04:27 出处:La liga阅读(143)
Vất vả cạnh tranh
Nhiều hãng xe điện chính hãng phải chật vật cạnh tranh với các loại xe điện kém chất lượng |
Thị trường xe điện hai bánh (gồm cả xe máy và xe đạp) tiếp tục bùng nổ trong vài năm trở lại đây. Xu hướng sử dụng xe điện thay thế cho xe xăng này càng được nhiều người lựa chọn. Nhiều thương hiệu đã bắt đầu đầu tư nghiêm túc với nhiều sản phẩm có mẫu mã đẹp,điệnchínhhãngchậtvậtcạnhtranhvớixelậuđangápđảothịtrườxem độ bóng đá chất lượng ngày càng được nâng cao. Nhưng, đa phần vẫn lép vế khi vẫn khó cạnh tranh được với các dòng xe giá rẻ.
Theo thống kê, có khoảng 5 triệu xe máy điện và xe đạp điện đang lưu hành tại Việt Nam, mỗi năm thị trường này tăng trưởng khoảng 30%. Những con số này cho thấy tiềm năng của phân khúc xe điện hai bánh.
Khi xe điện trở thành xu hướng lựa chọn của nhiều người dùng, các loại xe máy điện cũng trở nên phổ biến hơn. Nhất là 2 năm trở lại đây, khi các doanh nghiệp đầu tư bài bản và đưa ra các sản phẩm có chất lượng. Nhưng xe đạp điện vẫn là nguồn thu chính của nhiều doanh nghiệp và có thị phần lớn do mức giá dễ tiếp cận hơn. Đây cũng là phân khúc mà các doanh nghiệp phải cạnh tranh với các loại hàng trôi nổi, hàng không rõ nguồn gốc.
“90% xe đạp điện, linh kiện xe đạp điện là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ”, lãnh đạo một hãng xe điện cho biết. Ông này dẫn chứng năm 2019 có khoảng 700.000 xe đạp điện, xe máy điện và xe 50 phân khối được tiêu thụ, nhưng con số thực tế lên đến hơn 1 triệu xe. Trong khi các loại các loại xe máy điện đã được quản lý bằng biển số thì xe đạp điện vẫn chưa thể kiểm soát.
Theo giới kinh doanh, ngoài những sản phẩm chính hãng, trên thị trường tồn tại rất nhiều dòng xe không có nhãn mác, nguồn gốc hợp pháp, phần lớn là xe nhập lậu từ Trung Quốc. Các loại xe đạp điện và linh kiện nhập lậu vào thị trường Việt Nam theo các đường tiểu ngạch bằng nhiều hình thức khác nhau như: vác qua đồi, đi tàu hỏa, đi ô tô…Chủ yếu là đi lậu qua các nơi biên giới như Móng Cái, Lào Cai, Lạng Sơn. Vì theo quy định hiện hành chưa yêu cầu khách hàng phải đi đăng ký biển kiểm soát như xe máy điện nên khách hàng cũng không quan tâm đến việc tem nhãn, giá trị hóa đơn trên xe hay những giấy tờ khác liên quan đến xe. Các đơn vị nhập lậu lợi dụng kẽ hở này để trục lợi.
Theo phản ánh của một số doanh nghiệp trong ngành, vẫn còn nhiều sản phẩm bán ra trên thị trường xe bán trên thị trường không có tem hợp quy, không đầy đủ giấy tờ hóa đơn cũng như nguồn gốc xuất, chất lượng rất kém. Những sản phẩm này thường có mức giá rẻ hơn, mẫu mã đa dạng hơn nên cũng được bán rộng rãi trên thị trường và con số này không thể thống kê. Loại xe này vẫn đang được bày bán tại các cửa hàng kinh doanh ở nhiều các tỉnh, nhất là vùng nông thông khi người dân vẫn có xu hướng chọn các dòng xe giá rẻ mà chưa thực sự quan tâm đến chất lượng.
Trong khi đó, đối với các loại xe máy điện dù đã được quản lý bằng biển số nhưng có tình trạng lách luật bằng cách khai thấp hơn giá trị thực nhập từ 30% - 50% để trục lợi phần chênh lệch từ thuế nhập khẩu và thuế GTGT hàng nhập khẩu hoặc xuất hóa đơn bán hàng thấp hơn giá thực tế.
Đại diện hãng xe điện Yeadea cho biết: “Xe lậu gây nhiều ảnh hưởng xấu, đặc biệt là tạo ra định kiến xe điện là phương tiện chất lượng thấp, chỉ sử dụng được trong thời gian ngắn, và thậm chí là khiến không ít người nghĩ rằng ngành xe điện kinh doanh theo kiểu “mua đứt, bán đoạn”, không đi kèm các dịch vụ hậu mãi, bảo hành tử tế.
Cùng ý kiến, CEO của một hãng xe điện khác tại Việt Nam cho biết “Các đơn vị cung cấp dòng xe nhập lậu này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hãng xe điện chính hãng tại Việt nam nói riêng và ảnh hưởng đến cả ngành xe điện nói chung khi gây định kiến cho người tiêu dùng đánh giá chung về xe điện là các dòng xe rẻ tiền, chất lượng kém chỉ dùng đi tạm trong khoảng thời gian ngắn”.
Khi nói về sự tồn tại loại hình xe đạp điện trá hình với các thông số tương đương xe máy điện, đại diện một hãng xe điện lớn cho rằng: “Các xe đạp điện với giá rẻ hơn xe máy điện đã ảnh hưởng đến uy tín chung của xe máy điện, làm khách hàng nghi ngại và chưa sẵn sàng đổi từ xe xăng sang xe điện”.
Không chỉ vậy, các hãng xe cũng phải chật vật cạnh tranh với các loại xe không rõ nguồn gốc khi mức giá bán ra của những loại xe này rẻ hơn 30 – 40% xe chính hãng. Điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, thậm chí rút lui khi khó len vào thị trường Việt Nam.
Một công ty xe điện xin giấu tên cho hay: "Xe đạp và xe máy điện lậu bán trên thị trường ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức của khách hàng, làm cho các doanh nghiệp kinh doanh chân chính gặp khó khăn. Việc các doanh nghiệp chính hãng làm đúng luật, đóng thuế cho nhà nước, trải qua các kiểm tra ngặt nghèo về chất lượng sẽ làm tăng chi phí, đối với xe lậu họ không bị các chi phí này. Như vậy sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh không lành mạnh trong kinh doanh xe điện trên thị trường hiện nay".
Chờ chính sách quản lý
Theo đánh giá, những sản phẩm xe điện nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây mất an toàn và phần thiệt thòi sẽ ở phía người dùng. “Do các loại xe lậu thường chạy theo giá rẻ, bán không có bảo hành, đi kèm chất lượng xe kém từ khung, vỏ, động cơ, ắc quy... nên chỉ có thể sử dụng trong thời gian ngắn. Và người dùng chọn mua các xe lậu dễ gặp rất nhiều bất tiện, phải trả thêm nhiều chi phí phát sinh và thậm chí gặp nguy hiểm trong quá trình vận hành xe”, lãnh đạo Yadea cho biết.
Do đó, việc kiểm soát được chất lượng, nguồn gốc xuất xứ của xe đạp điện, xe máy điện sẽ giúp người tiêu dùng tránh được những hậu quả đáng tiếc.
Nếu bảo vệ được xe chính hãng sẽ tác động rất mạnh mẽ đến thị trường xe điện bởi xe điện đang là xu hướng và thực tế nhu cầu tại thị trường rất lớn. “Với tốc độ tăng trưởng chung 30 – 40% / năm, một doanh nghiệp có thể tăng trưởng gấp đôi nếu các dòng xe lậu, xe kém chất lượng bị loại bỏ”, lãnh đạo một doanh nghiệp ước tính.
“Việc loại bỏ các sản phẩm xe điện lậu một cách triệt để cần tới các biện pháp cứng rắn từ phía các cơ quan quản lý nhằm tạo điều kiện cho ngành xe điện có môi trường cạnh tranh lành mạnh hơn. Điều này sẽ tạo ra nền tảng để các hãng xe điện có thể tập trung phát triển các sản phẩm chất lượng cao, dịch vụ hậu mãi và chăm sóc khách hàng toàn diện để đem tới các lợi ích bền vững cho người tiêu dùng”, lãnh đạo một hãng xe điện cho biết.
Trong khi đó, nói về vấn đề này, các doanh nghiệp xe điện cho rằng có thể kiểm soát được vấn nạn xe lậu nếu có sự chung tay của các cơ quan chức năng. Theo đó, có thể kiểm soát từ đầu vào hoặc kiểm tra siết chặt tại các điểm bán hàng, showroom trưng bày, đại lý bán xe. Kiểm tra trên các sản phẩm xe điện đang bán đã được cơ quan Đăng kiểm cấp tem phiếu đăng kiểm chất lượng an toàn kỹ thuật các loại phương tiện hay chưa.
Đồng tình với quan điểm trên, đại diện một công ty xe điện cho hay: "Để giải quyết vấn nạn xe lậu cần sự chung tay góp sức của các ban ngành liên quan bao gồm: Cục hải quan, cục quản lý thị trường, công an kinh tế, cục đăng kiểm, cục thuế. Chính sách đã có, chỉ cần các ban ngành làm chặt, kiểm soát chất lượng… sẽ giải quyết được vấn đề xe lậu. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong nước nên nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo quy trình test và có đầy đủ chứng nhận của Cục Đăng kiểm, mạnh mẽ đấu tranh với nạn xe lậu để thị trường lành mạnh hơn, trong sạch hơn"
Thái Khang - Thùy Linh
上一篇:President visits Sóc Giang border guard station in Cao Bằng
下一篇:Trí tuệ nhân tạo AI giúp phát hiện 5 bệnh ung thư, sàng lọc trước sinh
猜你喜欢
- Tâm sự của diễn viên phim người lớn Nhật: 50% cảm xúc là thật
- ĐB Quốc hội đề xuất nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn
- Nâng cao trách nhiệm của cán bộ làm công tác cải cách hành chính
- Tuổi trẻ phường Bình Hòa (TX.Thuận An): Hăng hái lên đường nhập ngũ
- Trần Phương Bình ‘qua mặt’ Ngân hàng Nhà nước như thế nào?
- Ủy ban Đoàn kết Công giáo tỉnh: Tổng kết công tác nhiệm kỳ VI (2007
- Đoàn khối Doanh nghiệp: Giới thiệu kết nạp 75 đoàn viên vào Đảng
- Ngày hội Nguồn nhân lực trẻ tỉnh: Định hướng nghề nghiệp cho thanh niên
- Mỹ tổ chức đấu giá thêm băng tần trung cho 5G