- Con đường học vấn của Nguyễn Bá Trường Giang – từ một cậu bé chỉ thích xé sách giáo khoa gấp máy bay tới những bài luận giúp anh giành được học bổng danh giá của Chính phủ Mỹ - khiến người nghe có cảm giác như đang xem một bộ phim theo mô tuýp kinh điển “from zero to hero”.
Anh Trường Giang khi mới đặt chân đến Cornell,ừhọcsinhbịlưubanđếnhọcgiảsoi kèo nhà cái m88 Ithaca, New York... |
"Tuổi thơ dữ dội"
Trường Giang sinh ra ở một làng quê nghèo ngoại thành Hà Nội, bố là công chức, mẹ lăn lộn buôn bán nuôi con ăn học.
Năm học lớp 9, mẹ mắng anh: “Thôi con ạ, con học dốt thế này, suốt ngày lêu lổng, học võ, đánh nhau, tụ tập thì chẳng hi vọng gì đâu”. Anh tóm lược thành tích học hành của mình chỉ bằng một câu: “Tóm lại, tôi học dốt. Dốt vì chả học bài bao giờ”.
Ai cũng khen anh thông minh từ bé, nhưng lười. Đến lớp không bao giờ nghe giảng, chỉ mang vở ra vẽ, thích xé sách giáo khoa gấp máy bay, cuốn pháo. Có lần, anh và mấy cậu bạn tinh nghịch đứng giữa sân trường châm ngòi vứt pháo lại rồi bỏ chạy, khiến các thầy cũng bỏ chạy té khói. Sau vụ đó, anh bị đuổi học một tuần. Năm ấy, anh nhận học lực kém, hạnh kiểm yếu, bị lưu ban.
“Mẹ tôi lại đến nhà thầy chủ nhiệm xin cho tôi. Thầy thương tình, cho tôi thêm một phết, lên học lực trung bình, còn hạnh kiểm thì không cho được. Thầy bảo tôi đi rèn luyện hè. Thực chất là đi dọn mấy cái nhà vệ sinh trong trường”.
Năm lớp 11, thằng bạn nối khố rủ: “Đi học tiếng Anh không? Bố tao bảo xin cho vào làm khách sạn”. Lời rủ rê ấy cũng chính là định mệnh làm thay đổi cuộc đời anh từ đó.
Từ 3,9 đến 8,9 môn tiếng Anh
Sáng Chủ Nhật bên dốc Cornell (Cornell Slope) |
Trường Giang và bạn đạp xe ra trung tâm học giáo trình Streamline A. Buổi đầu tiên, thầy đã nói toàn tiếng Anh làm anh “choáng váng”. Rồi anh học từ những cái đơn giản nhất như chào hỏi, thời tiết, sở thích… Có lần thầy hỏi ai đặt một câu theo mẫu “Have you got”, anh xung phong và nói “Have you got a girl friend?”Cả lớp cười ầm ĩ còn thầy khen hay và thế là từ hôm ấy anh có hứng thú với môn tiếng Anh hẳn, đêm nào về cũng đọc oang cả nhà.
Sau 3 tháng hè học tiếng Anh, anh tiến bộ rõ rệt. Đến tiết học tiếng Anh đầu tiên năm lớp 12, thầy gọi anh lên chữa bài tập và vô cùng bất ngờ. Hôm sau, anh được gọi vào đội tuyển tiếng Anh của trường, nhưng thấy các bạn giỏi quá, anh bỏ không theo, mà về mua sách Streamline D ôn luyện tiếp. Thế rồi, từ một đứa điểm tiếng Anh năm lớp 11 chỉ có 3,9, đến năm lớp 12 anh đã đạt 8,9.
Trường Giang thừa nhận cuộc đời cho anh nhiều may mắn khi gặp được những người thầy, người bạn gây ảnh hưởng tích cực tới cuộc sống của mình. “Tôi có thằng bạn dạy tôi môn toán để thi đại học. Ngày nào tôi cũng bám rịt lấy nó để hỏi… Tôi đỗ đại học là nhờ nó”.
Rồi vào đại học, anh gặp một anh bạn học Ngoại giao, rất giỏi tiếng Anh. “Nhờ anh tôi mới biết đến VOA, BBC. Tôi thu vào các băng cát-xét nghe đi nghe lại. Tôi chép ra vở, nhưng không nghe hết vì vướng nhiều từ mới”.
Có lần, anh đi mua sách cũ ở phố Bà Triệu thì thấy đống báo toàn The Economist, The Times, Newsweek…mà giá chỉ 2 nghìn đồng/ quyển. Anh mua về đọc thì phát hiện ra cách học mới là nghe và đọc cùng một chủ đề liên quan. “Tôi học say mê, không muốn ra khỏi nhà vì còn phải đọc”.
Rồi anh ra trường, được mời về làm giảng viên, rồi được phân lên tổ phiên dịch. Anh kiếm tiền từ đi dịch cabin, có bao nhiêu tiền dành mua sách, đĩa TOEFL về luyện để xin học bổng Mỹ.
Bài luận 2.000 chữ và cuộc phỏng vấn hơn 1 giờ
Ảnh chụp tại nhà Đại Sứ Michael W.Marine, nhóm Fulbrighter 2007. |
Anh thích nước Mỹ, ước mơ đi du học Mỹ nhen nhóm trong anh từ khi còn nhỏ.
Có lần, anh ướm hỏi mẹ: “Mẹ bán nhà cho con đi Mỹ học, sau này về con mua lại nhà to hơn”. Mẹ anh bảo: “Có giỏi thì xin học bổng mà đi, vác tiền nhà đi thì có gì là vinh dự”.
Được một người quen giới thiệu, anh đăng ký xin học bổng Fulbright với tâm thế không kỳ vọng gì nhiều. Thế rồi, mọi thứ cứ đến một cách thuận lợi, anh vượt qua các vòng thi tuyển, đến vòng viết luận và chuẩn bị hồ sơ. Anh thao thức cả tháng trời, đêm nào cũng nghĩ “Viết gì đây?”
Rồi một hôm, bỗng dưng anh muốn viết về cuộc đời mình, về khát vọng vươn lên, về những ngày tháng đạp xe 20km đi học tiếng Anh, về những cuốn băng cát-xét cũ và nhàu…
Anh viết: “Nếu sau này tôi trở thành giảng viên đại học, tôi sẽ dạy học sinh theo cách khác, thực tế hơn, sáng tạo hơn”. Anh nói về Việt Nam, về những khó khăn của thế hệ anh, về tình hình chung của đất nước và thể hiện một niềm tin chắc chắn về tương lai của Việt Nam và về kế hoạch tương lai của bản thân mình.
Anh Trường Giang chụp với Giáo Sư Gary S.Fields... |
“Quy định của Fulbright là 800 chữ. Tôi viết gần 2.000 chữ. Nhiều đứa cắt xén bài để nộp. Tôi mặc kệ quy định, in hết ra rồi kẹp vào hồ sơ. Tôi nghĩ thế nào chả có người đọc. Hóa ra họ đọc thật”.
Không bất ngờ khi nhận được tin trúng tuyển, vì Trường Giang đã tin là sẽ đỗ ngay sau cuộc phỏng vấn dài hơn một giờ đồng hồ.
Có hai người phỏng vấn anh, một người Mỹ một người Việt, “mặt mũi nghiêm trọng” – theo cách miêu tả của anh. Anh bước vào phòng, cười tươi và chào họ. Anh chủ động bắt chuyện bằng những câu hỏi xã giao, rồi say sưa trò chuyện.
“Vị giáo sư đó hỏi tôi “trong bài viết tôi thấy em viết câu này, em có quan điểm như thế nào mà lại viết thế?...” Tôi trả lời “tôi xin đính chính, tôi không viết như thế, mà tôi viết như thế này cơ...” Người đó mỉm cười. Sau này tôi mới biết thủ thuật của họ là thử hỏi chi tiết về bài luận xem người đối diện có phải là tác giả thực sự của bài đó không.”
Anh Trường Giang trong ngày tốt nghiệp ĐH Cornell |
“Chúng tôi ngồi nói chuyện về kinh tế Việt Nam, về chất lượng giáo dục và nguồn nhân lực của Việt Nam, về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Cái gì cũng về Việt Nam. Có lẽ họ quan tâm nhiều đến Việt Nam và ưu ái chúng tôi” – anh kể.
Trúng tuyển, anh chọn học Kinh tế ở ĐH Cornell – một trong 8 trường đại học danh giá thuộc khối Ivy League.
“Chất lượng giáo giục thì tuyệt vời. Ít nhất đã đào tạo được một kẻ đần như tôi” – anh tự nhận đầy khiêm tốn và hài hước.
Anh nói, giáo dục Mỹ nhìn chung thì tốt thật, học thật, làm thật và chơi thật. Nhưng không phải chỗ nào cũng thế. Bằng giọng điệu tưng tửng, anh nhận xét:
“Nước Mỹ lo lắng vì bọn trẻ không chịu học toán, sợ toán từ bé. Tôi có nhà bà con ở California, nhà có 2 thằng trẻ con, từ bé đã ôm con búp bê biết nói, câu cửa miệng nó nói là “Math is difficult” (Toán khó lắm)”. “Nước Mỹ khủng hoảng về toán (America is in numeracy crisis).
Có lần nhà báo kỳ cựu Larry King, trong lần phỏng vấn tỷ phú Bill Gate, đã đặt câu hỏi “giáo dục của Mỹ đáng lo ngại thế nào?”, Bill Gate mỉm cười nói “chỉ cần 20% số sinh viên [Việt Nam], Trung Quốc, Ấn Độ... tốt nghiệp và ở lại Mỹ làm việc, thế là đủ nhân tài”. Tôi thêm Việt Nam vào vì tôi mong ông nói câu ấy, nhưng ông chả nói, lúc ấy tôi hơi bực ông (cười)”.
Nguyễn Bá Trường Giang – học bổng Fulbright, tốt nghiệp Thạc sĩ Kinh tế ĐH Cornell và Thạc sĩ Luật, Trường Luật ĐH Boston. Anh từng là giảng viên tiếng Anh ở khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Anh Mỹ, ĐH Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội từ năm 2001 đến năm 2003. Sau đó anh chuyển sang làm phiên dịch cho các quan chức cấp cao của Chính phủ cho đến năm 2007 thì nhận được học bổng Fulbright. Đến năm 2009, anh là cố vấn pháp lý cao cấp của Baker & McKenzie Việt Nam trước khi chuyển sang học Thạc sĩ Luật ở ĐH Boston, Mỹ. Trường Giang trở về Việt Nam năm 2013, sau đó trở thành cố vấn trưởng cho Tập đoàn Thiên Minh. Từ năm 2015, anh là cố vấn pháp lý cao cấp cho Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng VP Bank. |
- Nguyễn Thảo(ghi)