Quang cảnh Phiên thảo luận chung khai mạc Kỳ họp thường niên lần thứ 61 của Ủy ban đặc biệt về hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.
Ngày 21/2,ệtNamkêugọităngcườngnỗlựctriểnkhaigìngiữhòabìblbd hom nay Phiên thảo luận chung khai mạc Kỳ họp thường niên lần thứ 61 của Ủy ban đặc biệt về hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (còn gọi là C-34) đã diễn ra tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York.
Tham dự phiên họp có Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 77 Csaba Korosi, đại diện các quốc gia thành viên, trong đó có 125 nước gửi quân (quân đội và cảnh sát) tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, cùng nhiều tổ chức quốc tế và khu vực liên quan.
Các đại biểu đã tập trung thảo luận về những thách thức đang nổi lên đối với hoạt động gìn giữ hòa bình - công cụ thiết yếu của Liên hợp quốc trong duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.
Trong bối cảnh tình hình chính trị, an ninh toàn cầu diễn biến phức tạp, lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc ngày càng đối mặt nhiều rủi ro, đặc biệt là nguy cơ bị tấn công, tai nạn bom mìn, tác động của dịch bệnh và biến đổi khí hậu.
Các sỹ quan Đội Công binh số 1 và Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 4 lên đường thực hiện nhiệm vụ.
Phát biểu tại phiên họp, Tham tán Công sứ Nguyễn Hoàng Nguyên - Phó trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc - nhấn mạnh việc gửi quân tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc từ năm 2014 là dấu mốc quan trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.
Tham tán Công sứ Nguyễn Hoàng Nguyên khẳng định mong muốn tiếp tục mở rộng quy mô, phạm vi gửi quân trong thời gian tới, trong đó tiếp tục ưu tiên thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong hoạt động gìn giữ hòa bình, hướng tới mục tiêu tỷ lệ nữ cán bộ, chiến sỹ chiếm 15% lực lượng diện đơn vị và 20% diện cá nhân.
Đại diện Việt Nam kêu gọi Liên hợp quốc có thêm các biện pháp kịp thời nhằm nâng cao năng lực bảo đảm an ninh và an toàn cho các lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, đặc biệt là ưu tiên nguồn lực cho các chương trình huấn luyện, đào tạo tiền triển khai, cũng như bổ sung trang thiết bị y tế cần thiết cho các phái bộ.
Là một trong 4 nước Đông Nam Á có Trung tâm huấn luyện quốc tế được Liên hợp quốc công nhận để triển khai chương trình "Đối tác ba bên" (Liên hợp quốc, Việt Nam, Nhật Bản), Việt Nam ủng hộ nỗ lực của Liên hợp quốc nhằm xây dựng quan hệ đối tác toàn cầu về gìn giữ hòa bình, thúc đẩy hợp tác giữa Liên hợp quốc với các tổ chức khu vực, trong đó có Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Hiện có hơn 76.000 quân đang thực hiện sứ mệnh gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại 12 phái bộ ở 4 khu vực, chủ yếu tại châu Phi.
Từ năm 2014 đến nay, Việt Nam đã triển khai trên 520 cán bộ chiến sỹ quân đội và cảnh sát tại các phái bộ gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc tại Cộng hòa Trung Phi, Nam Sudan, Abyei và các suất cá nhân làm việc tại Liên hợp quốc./.
Theo TTXVN
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)